Mới đây, Thủ tướng Chính phủ mới ra Công điện số 397/CĐ-TTg ngày 13/5/2023 về việc chủ động triển khai các biện pháp cấp bách ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.
Ngay sau đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có văn bản kiến nghị UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương quan tâm chỉ đạo công tác sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả.
UBND TP.HCM yêu cầu các đơn vị đẩy mạnh tiết kiệm điện. Ảnh: ĐT |
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ, UBND TP.HCM đã có công văn yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm túc công tác tiết kiệm điện trên địa bàn Thành phố, đẩy mạnh tiết kiệm điện và đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định trên địa bàn TP, đặc biệt là giai đoạn cao điểm nắng nóng có nguy cơ thiếu điện do thiếu hụt nguồn nước.
Riêng tại TP.HCM, ngày 6-5 cũng là ngày mà sản lượng tiêu thụ phá kỷ lục với hơn 94,8 triệu kWh. Đây là lần thứ 4 lượng điện tiêu thụ tại TP.HCM phá vỡ kỷ lục trong vòng chưa đầy 1 tháng, cũng là mức tiêu thụ cao nhất từ khi TP.HCM có điện đến nay.
UBND TP yêu cầu Thủ trưởng các sở ngành, Chủ tịch UBND các quận huyện phối hợp cùng Tổng Công ty Điện lực TP.HCM (EVNHCMC) tăng cường triển khai các giải pháp theo Kế hoạch thực hiện tiết kiệm điện trên địa bàn TP giai đoạn 2021-2025.
Theo đó, EVNHCMC cần xây dựng ngay chi tiết phương án đảm bảo cung cấp điện trên địa bàn TP trong mùa khô và cả năm 2023. Sau đó, báo cáo UBND TP các nội dung vướng mắc, khó khăn để TP chỉ đạo giải quyết kịp thời.
UBND TP yêu cầu EVNHCMC đảm bảo cung cấp điện cho các phụ tải quan trọng trên địa bàn TP theo thứ tự ưu tiên. Trong trường hợp phải thực hiện ngừng, giảm cung cấp điện khách hàng EVNHCMC phải thông báo cụ thể các khu vực, thời gian thực hiện ngừng, giảm cung cấp điện theo đúng quy định.
UBND TP đề nghị EVNHCMC hạn chế tối đa việc ngừng, giảm cung cấp điện vào ban đêm và thời gian cao điểm nắng nóng trong ngày nhằm tránh gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của các hộ gia đình, trừ những trường hợp bất khả kháng.
EVNHCMC cần chỉ đạo các công ty điện lực khu vực làm việc trực tiếp với các doanh nghiệp là các trung tâm thương mại, cơ sở dịch vụ, cơ sở công nghiệp, cơ sở sản xuất để vận động, khuyến khích các khách hàng này sử dụng máy phát điện dự phòng (nếu có) nhằm chủ động thêm nguồn cung cấp điện.
Thủ trưởng các sở ngành, Chủ tịch UBND các quận huyện và ngành điện TP cần chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai ngay các giải pháp cấp bách nhằm tăng cường tiết kiệm điện. Từ đó, góp phần đảm bảo việc cung cấp điện ổn định trên địa bàn TP.
UBND TP cũng hướng dẫn một số giải pháp cấp bách tăng cường tiết kiệm điện như: điều chỉnh máy điều hòa ở nhiệt độ từ 26 độ C trở lên, mở máy trễ 60 phút và tắt sớm 60 phút so với giờ bắt đầu và giờ kết thúc; tắt hoặc giảm 50% công suất chiếu sáng ở hành lang, khu vực công cộng; tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên; tạm dừng 50% số thang máy.
Tại các trung tâm thương mại, cơ sở dịch vụ tắt toàn bộ hệ thống chiếu sáng trang trí, quảng cáo, bảng hiệu từ 22 giờ; tham gia các chương trình điều chỉnh phụ tải khi có đề nghị từ Công ty điện lực...; giảm 50% công suất hệ thống chiếu sáng giao thông từ 22 giờ tại các tuyến đường có lực lượng giao thông ít...
Ông Kiên dẫn chứng nếu khách hàng sử dụng máy lạnh đặt ở nhiệt độ quá thấp so với nhiệt độ môi trường sẽ gây tiêu tốn điện năng. Vì vậy, nếu chúng ta áp dụng triệt để các biện pháp như sử dụng máy lạnh không quá chênh lệnh, sử dụng thiết bị có dán nhãn năng lượng… thì lượng điện tiêu thụ sẽ giảm được khoảng 30%.
“Chúng ta không nên sử dụng một tiếng máy lạnh, rồi lại tắt. Như vậy sẽ giảm tuổi thọ của máy lạnh. Khách hàng cũng nên cài đặt máy lạnh ở nhiệt độ 26-30 độ, vừa tiết kiệm điện vừa không ảnh hưởng tới sức khỏe.
Cuối cùng, khách hàng phải là người mua sắm thông minh, chọn thiết bị có uy tín và dán nhãn tiết kiệm năng lượng sẽ tiết kiệm điện hơn” – ông Kiên cho biết.