Mức tăng trên cao hơn nhiều so với dự kiến do việc nới lỏng các quy định về đại dịch đã thúc đẩy tiêu dùng. Đây được xem là một dấu hiệu tích cực gia tăng kỳ vọng về một cuộc bầu cử sớm có thể xảy ra cũng như làm thay đổi chính sách của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) thời gian tới.
Dữ liệu của Văn phòng Nội các Nhật Bản cho thấy, GDP quý I tăng 1,6%. Đây là mức tăng trưởng mạnh nhất trong ba quý gần đây, sau đợt suy thoái kỹ thuật vào cuối năm ngoái. Mức tăng trưởng của quý I cũng vượt quá ước tính 0,8% của các chuyên gia phân tích.
Tăng trưởng tiền lương mạnh mẽ hơn và các biện pháp giảm giá bổ sung của Chính phủ đang hỗ trợ tiêu dùng. Bên cạnh đó, chi phí vốn của doanh nghiệp, tức các khoản chi phí đầu tư vào tài sản cố định như nhà máy, thiết bị… đã tăng 0,6% cho thấy niềm tin sản xuất dần quay trở lại cũng là động lực chính cho mức tăng GDP quý I.
"Tiền thưởng cao hơn giúp chúng tôi tính tới việc đi du lịch không chỉ trong nước, mà còn cả ở nước ngoài", chị Keiko Ishikawa - người dân Nhật Bản nói.
Người dân mua hàng trong siêu thị tại Tokyo, Nhật Bản. (Ảnh: Kyodo)
Mặc dù lạm phát Nhật Bản dự báo sẽ tăng lên 3,4% trong tháng 4, cao hơn nhiều mục tiêu 2% của BOJ, nhưng tân Thống đốc Ueda Kazuo dự đoán nó sẽ giảm xuống dưới mức này vào cuối năm tài chính khi chi phí năng lượng và hàng hóa giảm dần.
Do vậy việc đảo ngược chính sách siêu nới lỏng sẽ chưa diễn ra ngay lập tức. Tuy nhiên, một số chuyên gia kỳ vọng BOJ sẽ từ bỏ việc kiểm soát đường công lợi suất vào mùa hè này.
Ông Ueda Kazuo - Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) cho biết: "Chúng tôi vẫn đang tính toán mọi khả năng. Song chi phí cơ hội từ việc áp dụng chính sách tiền tệ siêu nới lỏng đi kèm với lạm phát trên 2% được đánh giá là ít rủi ro hơn khi Nhật Bản sớm nâng lãi suất, khi đó kinh tế sẽ lao dốc và lạm phát giảm thậm chí là giảm phát".
Do vậy, kế hoạch cơ bản cho chính sách tiền tệ là kiên trì tiếp tục nới lỏng, đồng thời phản ứng linh hoạt với các điều kiện kinh tế, giá cả và tài chính.
Nền kinh tế Nhật Bản đã nhiều lần trải qua các đợt tăng trưởng xen kẽ với suy giảm do ảnh hưởng của đại dịch. Kể từ đầu năm 2021, nền kinh tế Nhật Bản đã suy giảm 5 lần trong 9 quý.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.16063205171503202-neik-ud-touv-gnat-nab-tahn-et-hnik/et-hnik/nv.vtv