vĐồng tin tức tài chính 365

Người dân hiến tặng 37 táng đá kê cột cổ để bảo tồn

2023-05-18 14:45
Người dân hiến tặng 37 táng đá kê cột cổ để bảo tồn - Ảnh 1.

Nhóm táng đá kê cột cổ bồng trưng bày tại Bảo tàng Vĩnh Long có mặt hình tròn, được sử dụng để kê chân cột gỗ tròn - Ảnh: TỐNG KHOA

Bộ sưu tập 37 táng đá kê cột niên đại từ thế kỷ 19, do người dân, các di tích lịch sử văn hóa và các đình, chùa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long hiến tặng với mục đích bảo tồn và trưng bày phục vụ du khách tại bảo tàng tỉnh.

Theo thông tin từ Bảo tàng Vĩnh Long, trong số 37 táng đá cổ có một số xuất hiện tại các di tích lịch sử, đình làng được xây dựng từ những năm 1850. Điển hình như đình Phú Hội (huyện Mang Thít), đình Chánh Hòa (huyện Tam Bình), đình Thiện Mỹ, đình Hậu Thạnh, chùa Gò Xoài (huyện Trà Ôn)…

Người dân hiến tặng 37 táng đá kê cột cổ để bảo tồn - Ảnh 2.

Người dân đến tham quan, tìm hiểu nét đặc trưng trong kiến trúc xây dựng của người Việt xưa. Trong ảnh là táng đá kê cột cổ bồng 3 khối - Ảnh: TỐNG KHOA

Kỹ thuật dùng táng đá để kê cột xuất hiện từ rất lâu đời trong nghệ thuật kiến trúc, xây dựng của người dân Vĩnh Long nói riêng và cả nước nói chung. Điều này cũng được các chuyên gia xem là nét văn hóa lâu đời trong đời sống của dân tộc Việt.

Trong các công trình nhà cửa, kiến trúc đình làng xưa luôn xuất hiện nhiều loại gỗ, vật liệu quý như lim, căm xe… nên táng đá được người Việt xưa dùng để kê các chân cột nhằm đối phó với mối mọt và chống mục.

37 táng đá kê cột được hiến tặng tại Bảo tàng Vĩnh Long được phân thành hai loại là chân táng cổ bồng và chân táng bệt (hình vuông). Loại táng đá cổ bồng với số lượng 22 táng, nhóm táng đá vuông có số lượng 15 táng.

Người dân hiến tặng 37 táng đá kê cột cổ để bảo tồn - Ảnh 3.

Thứ tự các táng đá kê cột hình vuông, cổ bồng 2 khối, 3 khối được chế tác từ thế kỷ 19 - Ảnh: TỐNG KHOA

Về hoa văn, táng đá cổ bồng có 3 loại. Loại thứ nhất được các nghệ nhân chế tác đơn giản, không có hoa văn, cao 50cm, đường kính bề mặt 35cm.

Loại thứ hai được chế tác có hoa văn, loại này có kích thước khá lớn, thường cao 52cm, mặt rộng 40cm. Được điêu khắc làm 2 hoặc 3 tầng rõ rệt, xung quanh táng đá được chạm khắc nhiều hoa văn tinh xảo.

Đối với nhóm táng đá hình vuông có 2 loại mặt tròn và mặt vuông, có điểm chung chiều cao khoảng 14 - 23cm, ngang rộng từ 30 - 50cm, có 4 cạnh bằng nhau. Đặc biệt không có khắc hoa văn trên đá.

Táng đá kê cột có từ thế kỷ 19 được hiến tặng cho Bảo tàng Vĩnh Long được chế tác chủ yếu từ đá tự nhiên là đá đen, đá xanh rêu. Những loại đá này được khai thác từ những ngọn núi già ở Việt Nam.

Lãnh đạo Bảo tàng Vĩnh Long cho biết táng đá kê cột xưa hiện nay còn rất ít và hiếm. Các công trình kiến trúc xưa cũng không còn nhiều. Do đó, thế hệ trẻ sau này rất ít khi có dịp được chứng kiến những loại táng đá dùng trong xây dựng ngày xưa.

Số táng đá người dân hiến tặng sẽ giúp cho thế hệ trẻ hiểu biết thêm về nền văn hóa lịch sử, biết được kỹ thuật chế tác, xây dựng nhà cửa, công trình đình làng xưa của cha ông.

Kiến trúc cổ được trùng tu hơi... mạnh tayKiến trúc cổ được trùng tu hơi... mạnh tay

Muốn công trình kiến trúc, di tích lịch sử trường tồn với thời gian, chúng ta cần phải bảo tồn, trùng tu.

Xem thêm: mth.45460822181503202-not-oab-ed-oc-toc-ek-ad-gnat-73-gnat-neih-nad-iougn/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Người dân hiến tặng 37 táng đá kê cột cổ để bảo tồn”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools