vĐồng tin tức tài chính 365

Doanh nghiệp sa lầy vì hợp tác đầu tư trên đất thuê

2023-05-20 17:11
Nhiều hạng mục đầu tư trên đất thuê đã được Công ty Nhất Thống hoàn thiện năm 2020 nay phải bỏ hoang - Ảnh: TRUNG TÂN

Nhiều hạng mục đầu tư trên đất thuê đã được Công ty Nhất Thống hoàn thiện năm 2020 nay phải bỏ hoang - Ảnh: TRUNG TÂN

Ngày 20-5, ông Nguyễn Tuấn Hà - phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Đắk Lắk - cho biết đã có nhiều buổi làm việc liên quan đến vụ Dakruco tự ý mang hàng trăm hecta đất thuê đi hợp tác đầu tư. 

Việc làm của Dakruco đã bị Thanh tra tỉnh chỉ rõ sai phạm, buộc phải dừng các hoạt động khiến doanh nghiệp đối tác "sa lầy" khi đã đầu tư hàng trăm tỉ đồng.

Dùng đất thuê làm vốn hợp tác đầu tư

Khu trang trại hữu cơ rộng hơn 270ha nằm ở xã Cư Bao (thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk) đã được Công ty TNHH Nông nghiệp Nhất Thống (Công ty Nhất Thống) đầu tư nhiều hạng mục như đường giao thông, hệ thống chuồng trại nuôi bò, heo, gà, trùn quế. Ngoài ra, doanh nghiệp này cũng xây dựng 5ha nhà màng trồng rau hữu cơ, hàng trăm hecta trồng cam, chuối.

Thế nhưng khu trang trại này đã bỏ hoang nhiều tháng qua khiến nhà xưởng, chuồng trại xuống cấp, vườn cây tiêu điều.

"Đây là một hệ thống nông nghiệp hữu cơ tuần hoàn nên đứt gãy một công đoạn thì toàn bộ trang trại phải ngưng hoạt động", ông Phạm Hữu Thời - giám đốc Công ty Nhất Thống - chua xót bày tỏ. 

Máy móc trong khu tạo giống cũng bị xuống cấp vì dự án đầu tư trên đất thuê có sai phạm - Ảnh: TRUNG TÂN

Máy móc trong khu tạo giống cũng bị xuống cấp vì dự án đầu tư trên đất thuê có sai phạm - Ảnh: TRUNG TÂN

Theo kết luận ngày 5-8-2021 của Thanh tra tỉnh Đắk Lắk, Dakruco được tỉnh Đắk Lắk cho thuê hơn 9.000ha đất theo hình thức trả tiền thuê đất hàng năm. Doanh nghiệp này cũng đã cổ phần hóa từ năm 2016 và Nhà nước vẫn góp gần 1.560 tỉ đồng (gần 99%).

Cuối năm 2018, Dakruco có tờ trình và ngày 29-3-29019 UBND tỉnh Đắk Lắk có công văn đồng ý về chuyển đổi cơ cấu câu trồng theo hướng công nghệ cao.

Theo đó, UBND tỉnh Đắk Lắk thống nhất giao cho người đại diện vốn Nhà nước tại Dakruco biểu quyết đồng ý chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng công nghệ cao với diện tích hơn 526ha cao su. 

Ngày 18-9-2019, Dakruco lần lượt ký hợp đồng hợp tác kinh doanh sản xuất với hai doanh nghiệp gồm Công ty TNHH Tuấn Hưng Tây Nguyên với "vốn góp" là 110ha, thời hạn 24 năm. Tương tự Dakruko góp vốn vào Công ty Nhất Thống 275ha, thời hạn 24 năm.

Theo thanh tra tỉnh Đắk Lắk, vào thời điểm kiểm tra cuối năm 2020, Công ty Tuấn Hưng đã đầu tư khoảng 40 tỉ đồng, Công ty Nhất Thống đầu tư 130 tỉ đồng. Tuy nhiên hiện nay, Công ty TNHH Tuấn Hưng Tây Nguyên không ý kiến gì về dự án hợp tác của họ với Dakruco.

Việc Dakruco hợp tác đầu tư, chuyển đổi cơ cấu cây trồng chưa có tờ trình báo cáo UBND tỉnh để điều chỉnh phương án sử dụng đất (hơn 500ha này hiện đang quy hoạch cụm công nghiệp, đất trồng cây lâu năm - PV) là trái quy định pháp luật về đất đai, đầu tư.

Các doanh nghiệp buộc phải tạm dừng việc đầu tư, hợp tác để xin ý kiến thống nhất về chủ trương của UBND tỉnh Đắk Lắk. Từ khi  bắt đầu thanh tra vào năm 2020, dự án hợp tác với Dakruko của các doanh nghiệp bị "sa lầy" cho đến nay.

Chưa tìm được giải pháp tháo gỡ

Ông Phạm Hữu Thời cho biết trong hợp đồng hợp tác nêu rõ phía Dakruco hoàn thiện toàn bộ hồ sơ về đất đai, đầu tư. Công ty Nhất Thống tin tưởng Dakruco vì hiện nay Nhà nước vẫn giữ quyền chi phối.  

"Là doanh nghiệp đang kiếm tìm quỹ đất phù hợp cho dự án nông nghiệp công nghệ cao, chúng tôi đã không lường trước được hậu quả như hôm nay", ông Thời nói.

Công ty Nhất Thống đã đầu tư hàng trăm hecta chuối, cây ăn trái trên dự án hợp tác đầu tư trên đất  cho thuê - Ảnh: TRUNG TÂN

Công ty Nhất Thống đã đầu tư hàng trăm hecta chuối, cây ăn trái trên dự án hợp tác đầu tư trên đất cho thuê - Ảnh: TRUNG TÂN

Ông Thời đề nghị tỉnh thu hồi diện tích đất mà Công ty Nhất Thống và Dakruco hợp tác và doanh nghiệp xin được thuê đất trực tiếp từ tỉnh.

Hoặc tỉnh yêu cầu Dakruco đưa diện tích 275ha đã hợp tác đầu tư với Nhất Thống thành tài sản chung. Hai doanh nghiệp lập một pháp nhân chung rồi cùng hợp tác, đầu tư dưới sự giám sát của địa phương.

Nói thêm về vấn đề này, ông Nguyễn Tuấn Hà - phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Đắk Lắk - cho hay theo quy định thì chưa đủ điều kiện thu hồi đất tại Dakruco để giao cho Nhất Thống thực hiện dự án nông nghiệp công nghệ cao theo đề nghị của công ty này. 

"Hợp đồng (ký sai) là giữa hai bên, hiện nay gặp vướng mắc theo quy định nên phải từng bước tìm giải pháp. UBND tỉnh đã giao các sở ngành tiếp tục nghiên cứu để có hướng tháo gỡ, tham mưu tỉnh chỉ đạo thực hiện", ông Hà nói.

Phân tích về vấn đề này, luật sư La Văn Tờn (Đoàn luật sư Đắk Lắk) khẳng định việc Dakruco sử dụng tài sản công đem đi hợp tác đầu tư là trái quy định pháp luật. Hiện nay, việc sử dụng tài sản công đem cho thuê, mướn hay thanh lý... được quy định khá chặt chẽ.

"Sai phạm của Dakruco và sai sót của Công ty Nhất Thống nếu không thống nhất được giải pháp thì phải nhờ tòa án. Căn cứ vào hợp đồng kinh tế giữa hai bên, tòa án xác định bên nào sai có thể phải bồi thường hợp đồng cho bên còn lại", luật sư Tờn nói.

Một dự án kinh tế mới sa lầy như thế nào?Một dự án kinh tế mới sa lầy như thế nào?

TT - Hạng mục lớn nhất của dự án là trồng chè để phát động phong trào thanh niên lập nghiệp và phát triển kinh tế mới.

Xem thêm: mth.72162931102503202-euht-tad-nert-ut-uad-cat-poh-iv-yal-as-peihgn-hnaod/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Doanh nghiệp sa lầy vì hợp tác đầu tư trên đất thuê”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools