vĐồng tin tức tài chính 365

Nghị sĩ Nhật ấn tượng về sức mạnh mềm của Việt Nam

2023-05-21 18:24
Thủ tướng Phạm Minh Chính (hàng đầu, thứ 7 từ trái sang) chụp ảnh cùng đại diện các doanh nghiệp sau tọa đàm - Ảnh: NHẬT BẮC

Thủ tướng Phạm Minh Chính (hàng đầu, thứ 7 từ trái sang) chụp ảnh cùng đại diện các doanh nghiệp sau tọa đàm - Ảnh: NHẬT BẮC

Nhiều tiềm năng hợp tác Nhật - Việt Nam

Phát biểu mở đầu sự kiện, Phó thống đốc tỉnh Hiroshima (Nhật) Masahiko Tanabecho hoan nghênh Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu Việt Nam. Ông cho biết tỉnh có thiên nhiên tươi đẹp và công nghệ hiện đại, có nhiều tiềm năng hợp tác với Việt Nam.

"Việt Nam là nền kinh tế năng động nhất Đông Nam Á. Hiroshima có nhiều điểm cần phải học hỏi từ sự năng động đó", ông Masahiko Tanabecho chia sẻ. 

Đồng quan điểm, nghị sĩ đại diện cho Hiroshima cũng chia sẻ về sức mạnh mềm của Việt Nam.

"Tôi từng đến Việt Nam vào năm 2016. Khi đó tôi tháp tùng ông Kishida Fumio, lúc ấy vẫn còn là ngoại trưởng Nhật Bản. Năm ngoái, tôi đã trở lại Việt Nam. Và chỉ sau 6 năm, tôi đã thấy sự thay đổi mạnh mẽ của đất nước các bạn", vị này kể lại tại tọa đàm.

Hiroshima có thế mạnh nhiều về chất bán dẫn, robot. Nhiều công ty mong muốn thúc đẩy quan hệ với Việt Nam. Gần một chục doanh nghiệp với hơn 20 kiến nghị, đề xuất đã được nêu tại tọa đàm.

Đại diện các doanh nghiệp đánh giá cao môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam ngày càng được cải thiện. Trong đó, Chính phủ, các bộ ngành và địa phương của Việt Nam luôn đồng hành, hỗ trợ các nhà đầu tư.

Chính điều này đã giúp Việt Nam trở thành cơ sở quan trọng nhất của nhiều doanh nghiệp Nhật Bản. Theo khảo sát của Tổ chức Xúc tiến Mậu dịch Nhật Bản (JETRO), 60% doanh nghiệp Nhật Bản có kế hoạch mở rộng đầu tư tại Việt Nam.

Chẳng hạn như một doanh nghiệp Nhật Bản có làm ăn với Apple đã chia sẻ từ việc chỉ có vài chục nhân viên ở Việt Nam, đến nay số lượng này đã tăng lên hơn 3.000. 

Đại diện doanh nghiệp này cũng đề nghị Việt Nam quan tâm nhiều hơn đến chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát triển xanh và bền vững. Nếu thực hiện thành công, Việt Nam sẽ là điểm đến cho nhiều doanh nghiệp đang theo đuổi các tiêu chuẩn xanh của thế giới.

Đại diện các doanh nghiệp cũng đánh giá cao cam kết và quyết tâm của Chính phủ về mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Các doanh nghiệp khẳng định sẽ tích cực đồng hành với Việt Nam trong quá trình chuyển đổi năng lượng. 

Đồng thời các doanh nghiệp cũng mong muốn Chính phủ tháo gỡ các khó khăn và tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính, môi trường đầu tư, cấp phép lao động, nguồn cung năng lượng ổn định.

Việt Nam luôn lắng nghe các doanh nghiệp Nhật

Phát biểu tại tọa đàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng Hiroshima - thành phố biểu tượng của hòa bình và khát vọng phát triển đã tổ chức thành công Hội nghị Thượng đỉnh G7 và Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản - Ảnh: DUY LINH

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản - Ảnh: DUY LINH

Thủ tướng nhấn mạnh Việt Nam cũng là quốc gia trải qua nhiều năm chiến tranh. Do đó Việt Nam rất chia sẻ với những mất mát do chiến tranh và thấu hiểu giá trị của hòa bình. 

Người đứng đầu Chính phủ cũng khẳng định quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất trong lịch sử. Trong đó, nguồn vốn ODA của Nhật Bản góp phần quan trọng trong việc phát triển các dự án cơ sở hạ tầng trọng điểm của Việt Nam.

Về tình hình thế giới, Thủ tướng khái quát một số điểm: Lạm phát cao, tăng trưởng thấp; hậu quả dịch COVID-9 còn kéo dài; khủng hoảng lương thực, năng lượng và một số mặt hàng thiết yếu vẫn tiếp tục; cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn gay gắt hơn; biến đổi khí hậu diễn ra với tốc độ nhanh hơn.

Trong quá trình phát triển, Chính phủ Việt Nam luôn lắng nghe, thấu hiểu các ý kiến, đề xuất, kiến nghị của doanh nghiệp và người dân. Ông khẳng định Chính phủ luôn nắm bắt tình hình thực tiễn để giải quyết các vấn đề đặt ra một cách kịp thời, hiệu quả.

Hiện lạm phát tại Việt Nam đang được kiểm soát ở mức thấp, do đó Việt Nam đang ưu tiên hơn cho mục tiêu tăng trưởng, thúc đẩy cả ba động lực tăng trưởng là đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng.

Về các giải pháp cụ thể, Thủ tướng cho biết Việt Nam đang tiến hành miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí cho các doanh nghiệp. Đồng thời cũng có các biện pháp cơ cấu lại nhóm nợ, khoanh nợ, gia hạn nợ, giảm lãi suất ngân hàng để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Thủ tướng tướng kêu gọi các nhà đầu tư Nhật Bản tăng cường đầu tư vào Việt Nam trên các lĩnh vực công nghiệp phụ trợ, linh kiện điện tử, ô tô điện...; khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, nghiên cứu và phát triển; kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức; sản xuất chất bán dẫn, năng lượng mới (như hydrogen), năng lượng tái tạo; khu công nghiệp sinh thái gắn với đô thị thông minh...

Đó là những ngành, lĩnh vực mà Nhật Bản có kinh nghiệm và thế mạnh, Việt Nam có nhu cầu và tiềm năng.

Nhân dịp này, Thủ tướng cảm ơn các doanh nghiệp Nhật Bản trong thời gian qua dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhất là do COVID-19 nhưng vẫn tiếp tục duy trì và mở rộng kinh doanh tại Việt Nam. Theo ông, điều này đã thể hiện tình cảm và trách nhiệm với Việt Nam, quyết tâm vượt qua khó khăn để phát triển.

Sắp tới, Việt Nam sẽ tổng kết 35 năm thu hút đầu tư FDI. Do đó Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp Nhật Bản góp thêm vai trò, đóng góp tích cực hơn nữa cho quan hệ song phương.

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng thống Zelensky bên lề Hội nghị G7 mở rộngThủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng thống Zelensky bên lề Hội nghị G7 mở rộng

Tại phiên họp "Hướng tới một thế giới hòa bình, ổn định và thịnh vượng" ngày 21-5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp ngắn Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.

Xem thêm: mth.37970347112503202-man-teiv-auc-mem-hnam-cus-ev-gnout-na-tahn-is-ihgn/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Nghị sĩ Nhật ấn tượng về sức mạnh mềm của Việt Nam”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools