Trong đó, nội dung quan trọng các doanh nghiệp (DN) cùng đề nghị, đó là ban soạn thảo xem xét bỏ toàn bộ nội dung định nghĩa quy định về "Đồ uống có đường" do không phù hợp với thông lệ quốc tế, không có trong các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam.
Các hiệp hội ngành hàng cho rằng tài liệu khoa học và Tổ chức Y tế thế giới quan tâm kiểm soát tới đường bổ sung, chứ không quan tâm đến đường có sẵn trong các sản phẩm tự nhiên trong khi dự thảo yêu cầu ghi nhãn đường tổng số.
Ngoài ra, các DN cũng không đồng tình với yêu cầu mới đối với "sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ, thực phẩm dùng cho trẻ dưới 36 tháng tuổi" phải ghi thêm chỉ tiêu "đường tổng số, chất béo bão hòa" và ghi thông tin "cảnh báo đối với sản phẩm có chứa nhiều đường, nhiều muối".
Lý do, trong quy chuẩn Việt Nam, các thành phần của nhóm sản phẩm này đã được xây dựng trên nguyên tắc dinh dưỡng cân đối, hợp lý, phù hợp với lứa tuổi trẻ để trẻ phát triển khỏe mạnh về thể chất và trí tuệ, do vậy không phải là nhóm nguy cơ cần phải cảnh báo.
Xem thêm: mth.82861900232503202-gnoud-oc-gnou-od-mein-iahk-ob-ihgn-ed/et-hnik/nv.moc.dln