Nói lạ. Cả xã hội ai cũng là nhà đầu tư bất động sản, nhiều tiền thì nhảy vào, có ai cấm đâu! Anh trả lời rằng ở TP này, ai cũng cần nơi ở, nhưng đâu phải ai cũng có nhiều tiền để có chỗ ở. Toàn là căn hộ cao cấp, giá vài tỉ đồng. Trông vào tiền lương thì muôn đời đứng ngoài rìa thị trường bất động sản.
Ngẫm lại, anh bảo vệ nói… không sai. Đúng là có hàng triệu người ít tiền đang bị thị trường bất động sản bỏ rơi.
Một gia đình là dân văn phòng vay thêm tiền để mua căn hộ gần 3 tỉ than muốn bạc đầu khi lãi vay ngân hàng tăng thêm trong thời gian qua. Gia đình này cho biết họ chỉ muốn dùng tiền tích cóp mua căn hộ giá dưới 20 triệu đồng/m2, nhưng tìm mãi không ra.
Trường hợp này cũng bị thị trường bất động sản bỏ rơi, nhưng vì "mót" chỗ ở nên đành vay thêm để chen vào nơi vốn chỉ bán những căn hộ mà ngay người có thu nhập tốt cũng phải rướn mới đủ tiền mua.
TP.HCM, nơi có thị trường bất động sản phát triển nhưng lại có hàng triệu người phải đứng ngoài thị trường này vì các chủ dự án mải mê xây những căn hộ vài tỉ mà hơn hai năm trước Tuổi Trẻ đã báo động căn hộ hợp túi tiền đã "tuyệt chủng". Hệ lụy là gì? Hàng triệu người có thu nhập thấp phải vật vã để có chỗ ở.
"Sự nghiệp an cư" ngày càng nghiệt ngã hơn khi giá bất động sản tăng gấp nhiều lần so với đà tăng của thu nhập. Người có thu nhập thấp phải tự xoay trở để có nơi ở mà thiếu hẳn bàn tay điều tiết của Nhà nước.
Thị trường bất động sản phát triển méo mó, dân chưa giàu nhưng toàn xây nhà cho người có thu nhập cao. Và điều gì phải đến đã đến.
Khi thị trường này đóng băng, hoạt động xây dựng và kinh doanh bất động sản chựng lại, tăng trưởng kinh tế TP.HCM có lúc hụt hơi.
Lúc này cũng khó có thể trách doanh nghiệp bất động sản chỉ xây nhà to, cao cấp mà cần hỏi vì sao chính quyền không thể "định dạng" lại thị trường, phát triển nhà giá rẻ, vừa túi tiền của đại đa số người dân. Có nhiều nguyên nhân, nhưng có nguyên nhân chính quyền cũng bị "trói tay" khi giải quyết nhu cầu nhà ở cho dân…
Nay TP.HCM có cơ hội chỉnh lại những bất thường này. Người sống tại TP.HCM đang mong chờ Quốc hội trao thêm quyền, vì chỉ có thêm quyền, TP.HCM mới có thể phát triển nhanh nhà ở xã hội và thông qua đó dùng nguồn lực nhà nước giúp hình thành những khu dân cư hợp túi tiền nhưng vẫn đảm bảo cơ sở hạ tầng, môi trường sống.
Đây cũng là cơ hội để TP.HCM phục hồi thị trường bất động sản, một cực tăng trưởng kinh tế của đầu tàu kinh tế của cả nước.
Vì vậy, người có thu nhập thấp ở TP.HCM đang kỳ vọng một ngày rất gần, họ sẽ được tham gia thị trường bất động sản với tư cách là người đi mua nhà ở xã hội.
Không chỉ thế, TP.HCM còn phải sáng tạo hơn, phát triển nhà cho thuê để hình thành thị trường bất động sản với nhiều phân khúc mà mọi người ở nhiều mức thu nhập khác nhau có thể tham gia, không ai bị bỏ rơi.
Cũng một ngày rất gần, các bước đi, quy trình phát triển nhà ở xã hội tại TP.HCM được đúc kết và trở thành "cẩm nang" để các địa phương khác trên cả nước phát triển nhà ở xã hội.
Thêm quyền cho TP.HCM là tin vui cho người có thu nhập thấp, trước mắt là ở đô thị lớn nhất nước này. Một khi chính quyền TP vận dụng hiệu quả quyền được trao, một ngày không xa "sự nghiệp an cư" của người thu nhập thấp sẽ bớt nhọc nhằn hơn.
Đó là những việc đáng làm và cần làm mà hàng triệu người đang hy vọng.
Tâm nguyện của bà Nguyễn Nam Phương, chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Lan Anh, là người nghèo có mức thu nhập thấp cần phải có nhà ở để an cư lạc nghiệp...
Xem thêm: mth.80404019042503202-paht-pahn-uht-iougn-ohc-iuv-nit-med/nv.ertiout