vĐồng tin tức tài chính 365

Tưng bừng kịch thiếu nhi

2023-05-25 13:33
Cảnh trong vở Nàng công chúa và chiếc áo tầm gai - Ảnh: T.T.D.

Cảnh trong vở Nàng công chúa và chiếc áo tầm gai - Ảnh: T.T.D.

Tối 22-5, chương trình Ngày xửa ngày xưa 34 - vở Nàng công chúa và chiếc áo tầm gai (tác giả: Quang Thảo, đạo diễn: Đình Toàn) - đã được sân khấu kịch IDECAF tổ chức diễn phúc khảo tại Nhà hát Bến Thành.

Mạnh tay đầu tư để khán giả nhí coi cho sướng

Nàng công chúa và chiếc áo tầm gai được Quang Thảo cảm tác từ truyện cổ tích Bầy chim thiên nga của tác giả Hans Christian Andersen. Vở tập trung lực lượng diễn viên mạnh nhất của IDECAF gồm nghệ sĩ Thành Lộc, Hữu Châu, Bạch Long, Thanh Thủy, Lê Khánh, Đình Toàn, Hoàng Trinh, Mỹ Duyên, Tuấn Khôi, Hương Giang... 

Cảnh trí, trang phục lung linh màu sắc không gian văn hóa châu Âu và Trung Mỹ... mang đến một khu vườn cổ tích bay bổng khiến các khán giả nhí choáng ngợp. Và điểm cộng cho Ngày xửa ngày xưa 34 là một câu chuyện về tình cảm gia đình được kể rất giàu cảm xúc.

43 suất diễn trong tháng 5, 6, 7 đã được bán sạch chỉ sau 1-2 tiếng mở bán trên hệ thống TicketBox. Vở diễn suất đầu tiên vào lúc 16h ngày 27-5 tại Nhà hát Bến Thành.

Năm nay, có một "tân binh" gia nhập vào những ngày kịch hè cho thiếu nhi là sân khấu Trương Hùng Minh với chương trình Truyện thần tiên 1, vở Bí mật trăm đốt tre (tác giả và đạo diễn: Huỳnh Lập). Dù là lần đầu tiên bắt tay làm kịch thiếu nhi nhưng sân khấu đã sắp lịch diễn tới 17 suất, bắt đầu diễn từ ngày 1-6.

Nghệ sĩ Việt Hương trong tạo hình nhân vật Tiểu Trúc của vở Bí mật trăm đốt tre - Ảnh: Sân khấu Trương Hùng Minh

Nghệ sĩ Việt Hương trong tạo hình nhân vật Tiểu Trúc của vở Bí mật trăm đốt tre - Ảnh: Sân khấu Trương Hùng Minh

Nghệ sĩ Minh Nhí cho biết tới giờ anh vẫn chưa tổng kết đã đầu tư bao nhiêu kinh phí vào vở. Tuy nhiên, anh và Việt Hương quyết tâm làm cho tới nên đạo diễn cần gì là họ cố gắng đáp ứng hết. Tổng cộng lực lượng diễn viên, kỹ thuật, hậu đài... tham gia vở lên tới gần 90 người, trong đó có nghệ sĩ Minh Nhí, Việt Hương, Đại Nghĩa, Huỳnh Lập, Mạc Văn Khoa, Hoàng Mập, Cát Tường... 

Hơn 100 bộ trang phục đã được may mới. Ê kíp cho biết sở dĩ dồn lực đầu tư vì mong sau Truyện thần tiên số 1, họ sẽ kéo dài thêm nhiều số nữa vào các dịp hè, lễ tết để đón khán giả nhí.

Bí mật trăm đốt tre dựa trên câu chuyện gốc của cổ tích Việt Nam Cây tre trăm đốt nhưng có thêm thắt nhân vật, sáng tạo thêm tình tiết cho hấp dẫn. Tín hiệu vui là lượng vé bán ra tính đến nay đã đạt hơn 50%.

Trong trẻo kịch chuyển thể từ tác phẩm văn học

Sân khấu Hồng Hạc vẫn trung thành với việc làm kịch thiếu nhi từ những kịch bản văn học hay. Năm nay Hồng Hạc giới thiệu đến các bé vở kịch Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ (biên kịch: Việt Linh, đạo diễn: Võ Cẩm Tiên) được chuyển thể từ tác phẩm cùng tên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.

Nhân tố đặc biệt là bốn em học sinh lớp 2 được tuyển từ 60 em đến từ một trường học quốc tế - gồm bé Khang An, Minh Khôi, Tuệ Nhi, Hà Anh - đảm nhiệm các vai diễn Hải Cò, Tí Sún, Cu Mùi và Tủn. Nhân tố đặc biệt nữa là nghệ sĩ cải lương Võ Minh Lâm lần đầu tiên diễn trên sân khấu Hồng Hạc với vai Cu Mùi. 

Đạo diễn kể trong quá trình tập vở, Võ Minh Lâm chịu khó, hiền lành, lúc nào đi tập cũng đem theo đồ ăn cho mấy diễn viên nhí nên các bé rất mê chú Lâm.

Hải Cò, Tí Sún, Cu Mùi, Tủn trong vở kịch Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ - Ảnh: LỮ ĐẮC LONG

Hải Cò, Tí Sún, Cu Mùi, Tủn trong vở kịch Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ - Ảnh: LỮ ĐẮC LONG

Không đầu tư hoành tráng để bắt mắt phần nhìn, kịch thiếu nhi Hồng Hạc "chạm" vào cảm xúc một phân khúc khán giả thích sự trong trẻo, hồn nhiên và thích lời thoại có chất văn, ý nghĩa. Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ sẽ diễn suất đầu tiên vào tối 1-6 tại Nhà hát Thanh Niên, đến ngày 5-7 diễn phục vụ tại trường bốn em diễn viên nhí đang học. 

Ngoài ra, có vài đơn vị cũng đang tính toán ký hợp đồng vở diễn trong hè này. Vé cho suất diễn đầu tiên bán rất tốt, khu vực dưới lầu đã hết vé.

Nhà hát kịch 5B sẽ diễn vở diễn mới dựa trên câu chuyện về cô bé có cục bướu và sự thay đổi số phận kỳ diệu. Hiện ê kíp chưa lấy tên chính thức cho vở nhưng dự kiến ra mắt khoảng giữa tháng 6. Dịp 1-6 năm nay, nhà hát diễn lại ba suất vở Đại náo Long Cung vào các ngày 1, 3, 4-6, trước mỗi suất diễn có phục vụ các bé chương trình xiếc - ảo thuật.

Lung linh xiếc, rối

Từ ngày 28-5 đến 3-6, Liên đoàn Xiếc Việt Nam diễn đều đặn mỗi ngày ba suất chương trình xiếc tổng hợp tại Nhà hát Hòa Bình (đường 3 Tháng 2, TP.HCM).

Tại rạp xiếc công viên Gia Định (đường Hoàng Minh Giám, quận Gò Vấp) từ ngày 27-5 đến 4-6 và diễn tiếp hằng tuần sau đó, Nhà hát nghệ thuật Phương Nam mang đến cho khán giả nhí vở kịch xiếc Ba Tư huyền bí. Vở xoay quanh câu chuyện thú vị của Aladin và công chúa Yasmine với nhiều kỹ thuật xiếc kết hợp các đạo cụ, cảnh trí, kỹ xảo... lung linh.

Tại Bảo tàng Lịch sử (đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1), nhà hát giới thiệu đến các bé vở rối nước đề tài lịch sử Nguyễn Trung Trực. Vở diễn hằng tuần vào thứ bảy, chủ nhật mỗi ngày hai suất 10h30 và 14h30.

Trong khi đó, Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang đang gấp rút hoàn thành vở cải lương thiếu nhi Vương quốc nhồi bông (tác giả: Biển Kiện Tùng Phi, chuyển thể cải lương: Hoàng Song Việt, đạo diễn: Quỳnh Khôi) để ra mắt vào 17-6.

Vở kể về những em bé mệt mỏi vì phải gồng gánh ước mơ của cha mẹ. Bà tiên bông đã phái Gấu Bông và Thỏ Bông đến để đưa các bé vào thế giới tuổi thơ đáng yêu, dễ thương, được sống theo cách mà mình muốn...

Thầy trò Minh Nhí mặn mà kịch thiếu nhiThầy trò Minh Nhí mặn mà kịch thiếu nhi

Mùa hè này, sân khấu Trương Hùng Minh của thầy trò Minh Nhí - Việt Hương quyết định 'tấn công' sân khấu kịch thiếu nhi bằng chuỗi chương trình Truyện thần tiên.

Xem thêm: mth.58892929052503202-ihn-ueiht-hcik-gnub-gnut/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Tưng bừng kịch thiếu nhi”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools