vĐồng tin tức tài chính 365

Thị trường tài chính 24h: Nhiều ngành đứng trước nguy cơ tê liệt do lãi suất cao

2023-05-25 19:25

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội sau khi mở cửa sáng nay 25/5 không đổi so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày đã chưa có thêm điều chỉnh nào và hiện đứng ở mức 66,50 – 67,12 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ giảm 18,2 USD xuống 1.957,5 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng hồi nhẹ lên 1.960 USD và đi ngang cho đến cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 104,05 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 25/5 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.696 đồng/USD, tăng 12 đồng so với hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.300 – 23.640 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua giảm mạnh về 26.100 USD, thì sang phiên hôm nay đã tiếp tục giảm và về 25.900 USD trước khi bật trở lại ngưỡng 26.200 USD/BTC vào cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 1,16 USD (-1,56%), xuống 73,18 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 1,07 USD (-1,37%), xuống 77,29 USD/thùng.

VN-Index tăng nhẹ

Sau phiên sáng giảm nhẹ, thị trường nới thêm đà giảm và cũng như phiên hôm qua, khi chớm thủng 1.060 điểm, VN-Index đã bật lên nhờ một số mã lớn như GAS, VNM, FPT tăng khá tích cực, giúp chỉ số đóng cửa trong sắc xanh, dù bảng điện tử vẫn đa số là các mã giảm.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 18,82 triệu đơn vị, tổng giá trị bán ròng 393,05 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 25/5: VN-Index tăng 2,84 điểm (+0,27%), lên 1.064,63 điểm; HNX-Index tăng 0,82 điểm (+0,38%), lên 216,78 điểm; UpCoM-Index giảm 0,22 điểm (-0,27%), xuống 80,71 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Phố Wall giảm trong phiên thứ Tư (24/5) khi nhà đầu tư vẫn lo ngại về tiến trình đàm phán gia hạn trần nợ tại Mỹ.

Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy cho biết trong một cuộc họp báo vào cuối buổi sáng rằng các nhà đàm phán vẫn còn mâu thuẫn về giới hạn chi tiêu và đổ lỗi cho Đảng Dân chủ đã tiến hành đàm phán quá muộn trong quá trình này.

Kết thúc phiên 23/5, chỉ số Dow Jones giảm 255,59 điểm (-0,77%), xuống 32.799,92 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 30,34 điểm (-0,73%), xuống 4.114,24 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 76,08 điểm (-0,61%), xuống 12.484,16 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản đã hồi phục, được hỗ trợ bởi các công ty liên quan đến chip về sự lạc quan về thu nhập và dòng vốn mạnh mẽ từ các nhà đầu tư nước ngoài.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,39% lên 30.801,13 điểm. Chỉ số Topix giảm 0,32% xuống 2.146,15 điểm.

Chứng khoán Nhật Bản vượt trội so với các thị trường lớn khác gần đây, được củng cố bởi thu nhập doanh nghiệp mạnh mẽ, ngành chip tăng và sự lạc quan về lĩnh vực tiêu dùng khi mở cửa trở lại sau đại dịch.

Các nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 867,5 tỷ yên (6,42 tỷ USD) cổ phiếu Nhật Bản trong tuần kết thúc vào ngày 20/5, tuần thứ 8 liên tiếp ghi nhận dòng vốn chảy vào thị trường.

"Các nhà đầu tư nước ngoài đang mua cổ phiếu Nhật Bản thay vì chứng khoán Mỹ vì điều kiện kinh tế không tốt ở Mỹ do các vấn đề ngân hàng, thắt chặt tài chính và vấn đề trần nợ", Masayuki Kubota, chiến lược gia trưởng tại Rakuten Securities, cho biết.

Tỉnh Kumamoto ở miền nam Nhật Bản đang trở thành điểm nóng của hoạt động chip, với việc Sony Group Corp thông báo rằng công ty con bán dẫn của họ sẽ mua đất để mở rộng sản xuất cảm biến hình ảnh.

Chứng khoán Trung Quốc giảm khi giới đầu tư vẫn thận trọng do tranh chấp thương mại và công nghệ Mỹ-Trung ngày càng mở rộng.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,11% xuống 3.201,26 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 0,22 xuống 3.850,50 điểm.

Lo ngại về sự leo thang căng thẳng Trung-Mỹ đã hạn chế dòng tiền, sau khi vào đầu tuần này, một nhà lập pháp Mỹ đã kêu gọi Bộ Thương mại Mỹ hạn chế thương mại đối với nhà sản xuất chip nhớ Trung Quốc Changxin Memory Technologies (CXMT) sau lệnh cấm của Bắc Kinh đối với việc bán một số chip của Micron Technology Inc có trụ sở tại Mỹ.

Thêm vào sự ảm đạm, Nhật Bản có kế hoạch thắt chặt kiểm soát xuất khẩu chất bán dẫn sang Trung Quốc.

Chứng khoán Hồng Kông giảm xuống mức thấp nhất gần sáu tháng, cũng do tranh chấp thương mại và công nghệ Mỹ-Trung ngày càng tăng.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 1,93% xuống 18.764,92 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 2,23% xuống 6.333,63 điểm.

Phiên này, các cổ phiếu công nghệ bao gồm Tencent, Alibaba và Meituan dẫn đầu đà giảm.

Chứng khoán Hàn Quốc giảm, bị đè nặng bởi sự thận trọng về tiến trình chậm chạp trong các cuộc đàm phán trần nợ của Mỹ.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 12,76 điểm, tương đương 0,5%, xuống 2.554,69 điểm.

Công ty xếp hạng tín dụng Fitch đã đưa xếp hạng "AAA" của Mỹ vào tình trạng theo dõi tiêu cực vào thứ Tư, nói rằng "rủi ro đã tăng lên" nếu trần nợ sẽ không được nâng lên trước hạn chót vào đầu tháng tới.

Ngân hàng trung ương Hàn Quốc hôm nay cũng đã cảnh báo có thể không thực hiện các biện pháp thắt chặt tiền tệ, khiến lợi suất trái phiếu tăng vọt, sau khi giữ lãi suất ổn định trong cuộc họp thứ ba liên tiếp và cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế trong năm nay.

Kết thúc phiên 25/5: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 118,45 điểm (+0,39%), lên 30.801,13 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 3,49 điểm (-0,11%), xuống 3.201,26 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 369,01 điểm (-1,93%), xuống 18.764,92 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc giảm 12,76 điểm (-0,50%), xuống 2.554,69 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Lãi suất giảm nhỏ giọt, doanh nghiệp teo tóp

Lãi suất huy động giảm chậm khiến lãi suất cho vay, vốn có độ trễ khi điều chỉnh so với lãi suất huy động, kéo dài thời gian ở trên mức cao. Áp lực lãi vay cao làm cho hoạt động sản xuất - kinh doanh ngày càng suy giảm, thậm chí nhiều ngành đứng trước nguy cơ tê liệt..>> Chi tiết

- Ngành phân bón lao dốc quý thứ hai

Giá bán giảm trong khi chi phí tăng khiến lợi nhuận của hầu hết doanh nghiệp phân bón vừa có thêm một quý lao dốc, sau khi ghi nhận lãi cao trong vài năm trước đó..>> Chi tiết

- Thị trường trái phiếu đóng băng, doanh nghiệp bất động sản phải trả nợ 82.000 tỷ đồng

Trong 3 tuần đầu tháng 5, chưa có đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp nào được ghi nhận. Đồng thời, có thêm hàng chục doanh nghiệp thông báo chậm trả nợ gốc, lãi trái phiếu và kéo dài kỳ hạn trái phiếu…>> Chi tiết

- Thị trường cho rằng Fed sẽ giữ lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn

Các nhà đầu tư trái phiếu đã cân nhắc lại về lộ trình lãi suất của Mỹ trong thời gian tới và giảm đặt cược vào một loạt các đợt cắt giảm lãi suất sau khi chỉ số lạm phát cao và dữ liệu kinh tế mạnh mẽ được công bố..>> Chi tiết

Xem thêm: lmth.472223tsop-oac-taus-ial-od-teil-et-oc-yugn-court-gnud-hnagn-ueihn-h42-hnihc-iat-gnourt-iht/nv.naohkgnuhchnahnnit.www

Comments:0 | Tags:Tin nhanh chứng khoán

“Thị trường tài chính 24h: Nhiều ngành đứng trước nguy cơ tê liệt do lãi suất cao”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools