vĐồng tin tức tài chính 365

Quốc hội xem xét hồ sơ vụ Hồ Duy Hải

2020-05-26 17:39

Ngày 18/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đang giao cơ quan chuyên môn nghiên cứu, đề xuất hướng xử lý vụ án Hồ Duy Hải.

Tại cuộc họp báo chiều cùng ngày, phóng viên đã đề nghị Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết quan điểm của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc gần đây một số đại biểu gửi văn bản về vụ án Hồ Duy Hải, trong đó có ý kiến đề xuất giám sát tối cao vụ án này.

Theo ông Phúc, ngày 8/5, Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao đã công bố quyết định giám đốc thẩm, giữ nguyên bản án phúc thẩm, xử phạt tử hình với Hồ Duy Hải về tội giết người, 5 năm tù về tội cướp tài sản.

Thường vụ Quốc hội cho rằng, đây là một trong những vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, kéo dài nhiều năm. Trong nhiệm kỳ Quốc hội khoá trước đã thành lập đoàn giám sát tối cao do Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu làm trưởng đoàn, để giám sát vụ án oan sai.

Đoàn giám sát đã gửi văn bản tới Quốc hội chi tiết vụ án trên. Phía Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội cũng có kiến nghị liên quan.

“Để có thời gian xem xét thật toàn diện và khách quan các vấn đề liên quan đến vụ án này, Thường vụ Quốc hội đang giao cho các cơ quan chuyên môn nghiên cứu, đề xuất hướng xử lý theo đúng quy định pháp luật”, ông Phúc nói.

Viện trưởng VKSND Tối cao nói “chắc chắn kháng nghị giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải không sai”.

Trước đó sáng 18/5, trả lời ý kiến cử tri TP.HCM đề cập đến quyết định của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao, Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Minh Trí cho biết đã thông báo, chờ cấp thẩm quyền kết luận vì “chắc chắn kháng nghị giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải không sai”.

Không thể chấp nhận quan điểm của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao khi cho rằng quá trình điều tra vụ án Hồ Duy Hải có một số sai phạm nhưng không làm thay đổi bản chất vụ án, điều này sẽ tạo ra tiền lệ nguy hiểm đối với nền tư pháp Việt Nam.

Ảnh: chụp màn hình báo Lao Động.

“Viện kiểm sát kháng nghị không nói Hồ Duy Hải có tội hay không tội, nhưng thấy vụ án có nhiều sai sót về thủ tục tố tụng và chứng cứ chứng minh chưa chặt chẽ, còn mâu thuẫn, mâu thuẫn giữa hiện trường, lời khai nên yêu cầu kháng nghị hủy các bản án sơ thẩm, phúc thẩm để điều tra lại nhằm khẳng định có tội hay không một cách thận trọng, khách quan, và đảm bảo bảo vệ được tính mạng con người khi chưa có một chứng cứ trực tiếp khẳng định có việc giết người hay không”, ông Lê Minh Trí nêu rõ.

Trình độ người dân giờ khác rồi, không phải cán bộ muốn làm gì làm

Tại buổi tiếp xúc cử tri ngày 18/5, ông Nguyễn Lâm Sanh (cử tri quận 5) phát biểu nhấn mạnh, trong vụ án Hồ Duy Hải, việc VKSND Tối cao có kháng nghị là “hoàn toàn đúng thẩm quyền, đúng pháp luật”.

“Tôi không bàn về vụ án, tôi chỉ có ý kiến về khía cạnh pháp lý. Nếu Viện KSND tối cao khẳng định kháng nghị là phù hợp, là đúng pháp luật, mà 17 vị thẩm phán nhận định kháng nghị là sai pháp luật thì Quốc hội phải giám sát, lên tiếng để cho dân chúng được biết kháng nghị của Viện KSND tối cao đúng, hay phán quyết của HĐTP TAND tối cao đúng”, cử tri Nguyễn Lâm Sanh bày tỏ.

Ảnh: chụp màn hình báo Pháp luật TP.HCM.

Ông Sanh cho rằng, trong bối cảnh vụ án còn nhiều vấn đề chưa rõ ràng, có dấu hiệu oan sai do VKS khơi ra, và những vụ oan sai đều được xem xét lại.

“Nhưng tại sao 17 thẩm phán lại bác và cho rằng kháng nghị sai luật pháp? Tôi thấy dư luận đang không thoả đáng với kết luận của phiên toà giám đốc thẩm vừa qua. Trình độ người dân giờ khác rồi, không phải cán bộ muốn làm gì làm. Tôi nghĩ Quốc hội phải có vai trò giám sát và nên đưa vấn đề Viện kháng nghị đúng hay tòa án bác kháng nghị đúng cho rõ ràng”, cử tri Nguyễn Lâm Sanh thẳng thắn bày tỏ.

Hội đồng thẩm phán TAND tối cao đã tự cho mình áp đặt thêm quyền thứ 7, đứng trên luật pháp

Chia sẻ quan điểm với ông Nguyễn Lâm Sanh, cử tri Đặng Văn Rành (Quận 11) cũng tái đề cập nhận định của ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng đối với vụ án Hồ Duy Hải. Theo đó, ông Rành dẫn lại việc Phó Trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội nêu điều luật về thẩm quyền của Hội đồng Thẩm phán trong quyết định giám đốc thẩm.

Theo đó, luật pháp quy định HĐTP có 6 quyền theo luật định nhưng Hội đồng thẩm phán đã biểu quyết cho rằng kháng nghị của Viện KSND tối cao là vượt thẩm quyền, trái luật, như vậy Hội đồng thẩm phán TAND tối cao đã tự cho mình áp đặt thêm quyền thứ 7, đứng trên luật pháp.

“Đây là sự vi phạm nghiêm trọng cả về chính trị và pháp lý”, ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng thẳng thắn.

Ảnh: chụp màn hình tinmoi247.

Theo nội dung vụ án, tối 13/1/2008 Hồ Duy Hải đến Bưu điện Cầu Voi (Long An) chơi – nơi chị Nguyễn Thị Ánh Hồng (23 tuổi) và em họ tên Vân (21 tuổi) làm việc. Hải nảy sinh ý định quan hệ tình dục với chị Hồng nhưng không thực hiện được nên sát hại cô và người em. TAND tỉnh Long An và Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP. HCM tuyên phạt bị cáo mức án tử hình. Sau nhiều năm Hải không được chấp nhận đơn xin giảm án và ân xá, gia đình anh này đi kêu oan. Đến ngày 22/11/2019, VKSND Tối cao kháng nghị, đề nghị Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao giám đốc thẩm vụ án theo hướng huỷ cả hai bản án.

Hôm 8/5, Hội đồng giám đốc thẩm TAND Tối cao bác kháng nghị này, đồng thời xác định kháng nghị đề nghị hủy án của VKSND Tối cao là “không phù hợp với pháp luật”.

The post Quốc hội xem xét hồ sơ vụ Hồ Duy Hải appeared first on Đại Kỷ Nguyên.

Xem thêm: lmth.iah-yud-oh-uv-os-oh-tex-mex-ioh-couq/us-ioht/vt.nkd.www

Comments:0 | Tags:Pháp luật Thời sự

“Quốc hội xem xét hồ sơ vụ Hồ Duy Hải”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools