vĐồng tin tức tài chính 365

9 cầu vượt kết nối metro ra sao?

2023-05-28 14:46
Phối cảnh cầu vượt bộ hành kết nối vào các nhà ga trên cao của tuyến metro số 1 - Nguồn: Ban MAUR

Phối cảnh cầu vượt bộ hành kết nối vào các nhà ga trên cao của tuyến metro số 1 - Nguồn: Ban MAUR

Theo Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM - chủ đầu tư, đơn vị này đang đôn đốc việc xây dựng 9 cầu vượt bộ hành bắc qua đường xa lộ Hà Nội và kết nối vào tuyến metro số 1.

Hoàn thành vào cuối năm 2023

Những cầu vượt này sẽ được xây dựng kết nối các ga Tân Cảng, Thảo Điền, An Phú, Rạch Chiếc, Phước Long, Bình Thái, Thủ Đức, Công nghệ cao và ga Đại học Quốc gia. Phần lớn các cầu nằm dọc xa lộ Hà Nội, TP Thủ Đức.

Mỗi cầu dài khoảng 78m, rộng 3,5m, kết nối từ tầng trung chuyển khách của nhà ga với khu dân cư, trạm buýt dọc bên. 

Trong đó, một phần cầu sẽ băng qua đường song hành bên trái xa lộ Hà Nội (hướng từ cầu Sài Gòn đi Suối Tiên), nối vào khu dân cư và trước trung tâm thương mại. 

Ở phía còn lại, cầu vượt qua tuyến xa lộ Hà Nội và đường song hành phải. Tại các cầu đều có cầu thang, mái che, cây xanh, chiếu sáng đầy đủ.

Như vậy, khách ra vào nhà ga mà không phải đi xuống lòng đường nguy hiểm. Cứ theo lối đi bộ, hành khách dễ dàng tiếp cận các nhà ga metro nằm ở trên cao (khoảng 5m) từ 2 trục đường là xa lộ Hà Nội và đường song hành.

Theo đại diện Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM, dự kiến toàn bộ 9 cầu hoàn thành vào cuối năm 2023, cùng thời điểm khai thác tuyến metro số 1. 

Ngoài 9 vị trí nêu trên, 2 nhà ga trên cao còn lại của dự án gồm Suối Tiên và Văn Thánh đã có cầu. 

Trong tương lai, khi toàn bộ hệ thống cầu vượt, bến xe buýt, đường đi bộ... đồng bộ, hành khách thuận tiện đi lại giữa các khu dân cư, trung tâm thương mại, điểm đón xe buýt... đến metro (và ngược lại).

Các chuyên gia giao thông nhận định, việc xây dựng các cây cầu vượt ở khu vực đông người, cầu vượt kết nối vào metro trên cao là rất cần thiết. 

Tuy nhiên, người dân vẫn còn mang nặng tâm lý "đi ngang về tắt", miễn sao nhanh và đỡ tốn sức nên dẫn đến tình trạng cầu bộ hành bị "bỏ hoang" lãng phí.

Vì vậy, các cơ quan chức năng cần nghiên cứu thêm hình thức khuyến khích người dân sử dụng, có biển báo yêu cầu người dân đi lên cầu bộ hành. Song song đó là biện pháp chế tài mạnh cho hành vi băng ngang qua đường tại khu vực có cầu vượt.

Cần đồng bộ để tạo thói quen

TS.KTS Nguyễn Bảo Thành - chuyên gia về xây dựng ĐH Mở TP.HCM - nhận định việc xây dựng thêm 9 cầu vượt kết nối vào các ga trên cao của tuyến metro số 1 sẽ giúp hành khách ra vào nhà ga thuận tiện hơn từ hai bên đường xa lộ Hà Nội. 

Khách đi xe buýt đến bến nằm trên trục đường xa lộ Hà Nội rồi đi lên cầu vượt để vào ga metro di chuyển xa hơn, mà không phải băng ngang qua đường rất nguy hiểm.

"Dù vậy, ở TP.HCM người dân còn ít đi cầu vượt. Một số cầu vượt bộ hành trên đường Phạm Văn Đồng dù rất đẹp nhưng ít khi thấy người qua lại. Trong khi đó, bên dưới đường xe đông nườm nượp, họ vẫn bất chấp nguy hiểm băng ngang qua", ông Thành nói.

TS Thành cho biết có thời gian sống tại Nhật Bản và thường xuyên sử dụng xe buýt, tàu điện làm phương tiện chính để đi lại khá an toàn, thuận tiện. Số đông người dân Nhật chuộng đi bộ, đi phương tiện công cộng bởi giao thông công cộng được kết nối tốt.

Có những người đi bộ đến ga, lên tàu và sẽ dừng ở ga mong muốn. Các nhà ga liên kết vào trung tâm thương mại, tiện ích đầy đủ nên tăng tính hấp dẫn đối với hành khách.

Theo ông Thành, rất nhiều người kỳ vọng vào tuyến metro số 1 nhưng muốn khai thác tốt nhất hiệu quả tuyến thì TP.HCM nhất định phải đồng bộ kết nối giao thông, tạo được thói quen đi bộ và sử dụng giao thông công cộng cho người dân.

Theo đó, khi tuyến metro số 1 hoàn thành thì phải đồng bộ được mạng lưới xe buýt, cầu vượt... kết nối vào. Dọc theo tuyến, các trạm xe buýt được bố trí dày hơn, cầu vượt thì phải có mái che. 

Về lâu dài, TP.HCM phải hình thành mạng lưới metro, xe buýt phủ khắp đảm bảo thuận tiện cho dân đi được về nhiều hướng, nhiều quận, huyện. Đồng thời có chính sách khuyến khích, tạo thói quen cho dân đi xe công cộng, hạn chế sử dụng xe cá nhân.

Tăng xử phạt người băng ngang đường nơi có cầu vượt

Chia sẻ với báo Tuổi Trẻ, một cán bộ Ban An toàn giao thông TP.HCM nói, theo quy định, các trường hợp người đi bộ không đi đúng phần đường quy định, vượt qua dải phân cách, đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn sẽ bị phạt tiền 60.000 - 100.000 đồng/trường hợp.

Tới đây, lực lượng cảnh sát giao thông cần tăng cường kiểm tra, xử phạt nghiêm hành vi này để nâng cao ý thức người dân. Đặc biệt, phải lưu ý xử lý người đi bộ băng ngang đường ở các khu vực trường học, bệnh viện... có cầu bộ hành nhưng người dân không đi.

Hàng nghìn người dân "mòn mỏi" chờ... một cây cầu vượt đi bộHàng nghìn người dân 'mòn mỏi' chờ... một cây cầu vượt đi bộ

TTO - Hàng nghìn học sinh, sinh viên... vẫn phải băng qua đường Nguyễn Trãi khu vực đi qua hai quận Thanh Xuân và Nam Từ Liêm (TP Hà Nội) bất chấp nguy hiểm, do không có cầu vượt đi bộ và ý thức tự giác chấp hành Luật giao thông đường bộ chưa cao.

Xem thêm: mth.7404451272503202-oas-ar-ortem-ion-tek-touv-uac-9/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“9 cầu vượt kết nối metro ra sao?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools