Cách TP Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) khoảng 20km, khu vườn tái chế lúc nào cũng rộn ràng tiếng cười do bà Nguyễn Thị Thanh Nga (62 tuổi, chi hội trưởng Chi hội khuyết tật Nguyễn Nga) làm chủ.
Không chỉ có niềm vui, tại đây còn là "công xưởng" chế tác các phế liệu thành những vật dụng có ích, mang lại thu nhập cho người khuyết tật.
Bốn năm qua là những ngày tháng tươi đẹp nhất của chị Nguyễn Thị Thu (19 tuổi, ở huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định) từ khi đặt chân đến với khu vườn kỳ diệu này. Ngày ấy Thu vừa tròn 15 tuổi, tay chân yếu mềm như cọng bún nên việc đi đứng phải nhờ người thân dìu dắt.
Giờ đây Thu đã tự mình thắp lên những ước mơ cháy bỏng và niềm vui to lớn. "Lúc đầu em không làm gì được cả, cảm thấy mình vô dụng. Bây giờ có thể vận động, tự lo cho bản thân. Hiện tại em rất vui khi được học chữ, vi tính, tiếng Anh, may mặc, thêu thùa. Em được như ngày hôm nay, em biết ơn cô Nga lắm" - Thu tâm sự.
Hằng ngày, Thu cùng 14 anh chị em khuyết tật ở đây phân loại phế liệu, cắt tỉa, tạo mẫu, may vá các vật liệu để thành sản phẩm hữu ích như tạp dề, khăn trải bàn, quần áo… Chiều đến, mọi người lại quây quần bên nhau để chăm sóc, cải tạo, trang trí khu vườn.
"Lúc đầu thấy cháu Thu tôi rất lo vì cháu yếu quá. Chỉ cần gọi tên hơi lớn tiếng là cháu đã giật mình. Còn bây giờ tôi rất vui khi các con trưởng thành và có thể đùm bọc các em nhỏ vượt qua những khó khăn trong cuộc sống" - bà Nga nói.
Cái Vồn từng được gọi là thị trấn xóm nghề với nhiều nghề một thời vàng son, ăn nên làm ra, nuôi sống bao thế hệ. Có xóm nghề giờ đã trăm năm tuổi, nhưng cũng có những xóm nay chỉ còn là "nghe kể hồi đó".