vĐồng tin tức tài chính 365

Hơn 26.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp được phát hành sau khi Nghị định 08 ra đời

2023-05-30 10:59

Đây là những thông tin tích cực về tín hiệu phục hồi của thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) vừa được Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết tại tọa đàm “Ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp” do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức chiều 28/5.

Trái phiếu doanh nghiệp ấm dần lên

Theo Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi, thời gian qua là giai đoạn vô cùng khó khăn của thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Nguyên nhân xuất phát từ nhiều yếu tố, có yếu tố khách quan và cả những yếu tố chủ quan. 

Cụ thể, nguyên nhân khách quan là do những tác động từ tình hình khó khăn của kinh tế thế giới và Việt Nam, ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 

Trong khi đó, nguyên nhân chủ quan là do thị trường trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam còn non trẻ, các chủ thể tham gia thị trường trong lĩnh vực này chưa nhiều kinh nghiệm, kể cả các doanh nghiệp phát hành đến các nhà đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước.

Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi cho biết, để khắc phục những nguyên nhân này nhằm khôi phục thị trường trái phiếu, thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ thị trường. 

Trong một thời gian rất ngắn, Chính phủ ban hành Nghị định số 65/2022/NĐ-CP và Nghị định số 08/2023/NĐ-CP để kịp thời giúp các doanh nghiệp phát hành, nhà đầu tư có điều kiện, công cụ pháp lý để giải quyết những khó khăn trước mắt về dòng tiền, thanh khoản, tài sản đảm bảo… trên nguyên tắc xuyên suốt là lợi ích hài hòa và rủi ro chia sẻ. Đặc biệt là từ khi Nghị định 08 được ra đời, thị trường trái phiếu đã đạt nhiều kết quả rất tích cực. 

Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi
Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi. (Ảnh: VGP)

Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi cho hay, từ khi Nghị định 08 được ban hành ngày 5/3/2023, đã có 15 doanh nghiệp phát hành được khối lượng là 26,4 nghìn tỷ đồng TPDN ra thị trường. Trong khi giai đoạn cuối năm 2022 và 2 tháng đầu năm 2023, hầu như không có doanh nghiệp nào phát hành được trái phiếu ra thị trường. Đây là dấu hiệu tích cực cho thấy tác động chính sách giúp các doanh nghiệp, nhà đầu tư đang dần lấy lại niềm tin và bắt đầu quay trở lại thị trường.

Ở một khía cạnh khác, sau khi Nghị định 08 ra đời, nhiều doanh nghiệp đã đàm phán thành công với các nhà đầu tư trong xử lý vướng mắc về quá trình thanh khoản, dòng tiền khi trái phiếu đến hạn.

“Nhờ có các nghị định này, nhận thức, ý thức của các chủ thể tham gia thị trường đã tốt lên rất nhiều khi hiểu được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình khi tham gia thị trường. Các tổ chức phát hành, cung cấp dịch vụ chấp hành nghiêm túc chế độ cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư. Như vậy, với những quy định mới của Chính phủ, chúng ta đã đạt kết quả bước đầu rất tích cực. Trong thời gian tới, thị trường được kỳ vọng sẽ có những điều chỉnh và bắt đầu đi lên một cách bền vững”, Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi chia sẻ. 

Trái phiếu với lãi suất 13% là quá cao so với thế giới

Chia sẻ tại toạ đàm, TS. Vũ Minh Khương, Giảng viên Trường Chính sách công Lý Quang Diệu (Singapore) cũng đánh giá cao những động thái tháo gỡ khó khăn cho thị trường TPDN của Chính phủ thời gian qua. 

Theo TS. Vũ Minh Khương, Chính phủ đã luôn sát cánh cùng doanh nghiệp để giải quyết những vướng mắc còn tồn đọng và bước đầu đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. 

Tuy nhiên, về dài hạn, TS. Vũ Minh Khương nhấn mạnh, cần thiết phải tạo nền móng vững chắc cho thị trường này, bởi đây là kênh huy động vốn đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp. 

“Việc đầu tư vào những cái tạo ra giá trị thì chúng ta không tiếc đầu tư, không tiếc sức để vay tiền nếu thực sự có thể tạo ra giá trị. Khi một đồng được đầu tư vào những thứ chuẩn xác, đúng hướng sẽ tạo ra nhiều lời lãi, giúp tăng trưởng rất nhanh, rất thần kỳ.

Do đó, tôi nghĩ chúng ta cần đặc biệt coi trọng vấn đề xây dựng hệ sinh thái trái phiếu lành mạnh. Chúng ta phải biến những thách thức thành cơ hội để những ý chí, quyết tâm, nỗ lực của chúng ta trong việc xây dựng nền tảng đưa hệ thống trái phiếu trở thành đẳng cấp thế giới trong thời gian tới”, TS. Khương nêu quan điểm. 

TPDN
Chuyên gia đề xuất tạo nền móng vững chắc cho thị trường TPDN, bởi đây là kênh huy động vốn đặc biệt quan trọng. (Ảnh: DDDN)

Chia sẻ thêm, TS. Vũ Minh Khương cho biết, lãi suất phát hành trái phiếu hiện lên đến 13% là đang quá cao so với thế giới. Nếu dùng đòn bẩy quá cao, hầu hết dựa vào trái phiếu để đầu tư xây dựng thì lại càng trở nên khó khăn vì lãi suất cao sẽ dễ làm lỗ. Do đó cần có khảo sát, cân nhắc về việc hạ lãi suất. 

Cuối cùng, để hỗ trợ doanh nghiệp tránh những vấn đề hình sự, TS. Vũ Minh Khương đã nêu ra 3 tuyến phòng vệ.

Tuyến phòng vệ thứ nhất là các lãnh đạo doanh nghiệp phải hiểu thật kỹ về quản trị doanh nghiệp.

Tuyến phòng vệ thứ hai là bảo đảm vấn đề pháp lý, phản ứng cứu hộ.

Tuyến phòng vệ thứ ba là cần kiểm toán hàng năm để đánh giá, bởi tình hình kinh tế biến đổi rất nhanh, do đó cần cập nhật các kiến nghị thường xuyên, liên tục.

Cùng quan điểm trên, GS.TS. Hoàng Văn Cường, Đại biểu Quốc hội, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, thị trường trái phiếu không phải là một thị trường mua bán hàng hóa thông thường. Trái phiếu là một thị trường tài chính, đòi hỏi những người tham gia vào thị trường này phải có năng lực và phải có một môi trường pháp lý để tạo ra một hệ sinh thái trái phiếu lành mạnh. 

Vì vậy, việc đầu tiên cần làm là phải có một khuôn khổ pháp lý để quản lý, hỗ trợ, giám sát. Thứ hai là bản thân những người tham gia thị trường, kể cả những người phát hành trái phiếu như là doanh nghiệp, cũng phải thấy được việc phải tuân thủ ra sao, có thể gặp phải những rủi ro như thế nào? Khách hàng tham gia và mua trên thị trường này cũng phải có được năng lực đó./.

Xem thêm: lmth.65891000042210202-hnah-tahp-coud-peihgn-hnaod-ueihp-iart-gnod-yt-00062-noh/nv.semitaer

Comments:0 | Tags:No Tag

“Hơn 26.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp được phát hành sau khi Nghị định 08 ra đời”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools