Phân tích số liệu từ Ngân hàng Trung ương Nga, hãng thông tấn RIA Novosti ước tính nhà đầu tư ngoại đã rút 36 tỷ USD khỏi nước này trong suốt 1 năm qua sau khi xung đột tại Ukraine nổ ra. Con số này tương đương vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Nga năm 2021.
Báo cáo Đầu tư Thế giới 2022 của Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) cho thấy, FDI rót vào Nga năm 2021 là 38,2 tỷ USD.
Tuần trước, Ngân hàng Trung ương Nga cho biết trong một năm tính đến hết tháng 3/2023, khoảng 200 thương vụ bán tài sản đã hoàn tất. Tuy nhiên, chỉ 20% là có quy mô lớn (lượng tài sản trên 100 triệu USD).
Cơ quan này cho biết trong báo cáo về ổn định tài chính quốc gia, về quy mô kinh tế, tác động từ việc nhà đầu tư ngoại bán chi nhánh ở Nga không lớn. Hồi tháng 4, khi giá Ruble lao dốc, họ cũng lên tiếng xoa dịu tác động với thị trường ngoại hối từ việc công ty phương Tây rút khỏi Nga.
Tuy nhiên, Điện Kremlin hiện có kế hoạch đưa ra mức trần 1 tỷ USD mỗi tháng kể từ tháng 6, áp dụng với lượng ngoại tệ mà người dân có thể mua để thực hiện các thương vụ chuyển giao tài sản của phương Tây.
Ngân hàng Trung ương Nga cho biết, trong bối cảnh thặng dư tài khoản vãng lai của Nga đang giảm, lượng lớn ngoại tệ cần để mua tài sản phương Tây có thể gây tác động tiêu cực lên thị trường ngoại hối. Vì vậy, người mua cần dàn trải lượng mua ra trong thời gian dài hơn.
Nhiều công ty lớn trên thế giới đã rời đi hoặc giảm quy mô hoạt động tại Nga sau khi nước này mở chiến dịch quân sự tại Ukraine đầu năm 2022. McDonald’s, Starbucks hay Ford Motor, đã đóng cửa tại Nga. Những cái tên sắp tới là hãng xe Volkswagen, ngân hàng UniCredit và Raiffeisen Bank International.
Theo quy định hiện tại, các công ty muốn rời Nga sẽ phải xin phép chính phủ và phải bán tài sản với giá giảm 50%. Năm 2022, giá trị số tài sản mà các công ty ngoại bán ra vào khoảng 15 - 20 tỷ USD.
Nhiều công ty rút đi nhưng có kèm điều khoản có thể mua lại tài sản sau này, qua đó giúp việc kinh doanh không bị gián đoạn.
VTV.vn - Liên minh châu Âu đã và đang đưa ra thêm những biện pháp trừng phạt kinh tế cứng rắn đối với Nga và lần này là lệnh cấm kim cương.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.49523306103503202-agn-iohk-dsu-yt-63-tur-iaogn-coun-ut-uad-ahn/et-hnik/nv.vtv