vĐồng tin tức tài chính 365

Gạo Việt "ngon nhất thế giới" chật vật đi đòi thương hiệu

2021-05-01 08:20

Khi nền kinh tế hội nhập ngày càng sâu rộng, nguy cơ các sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam bị đánh cắp thương hiệu ngày càng cao. Nhiều vụ việc “kinh điển” vẫn thường được các doanh nghiệp đề cập tới như những bài học về hậu quả của việc chưa nhận thức đầy đủ và lơ là trong bảo vệ tài sản trí tuệ của doanh nghiệp.

Để tránh những vụ kiện cáo mất công mất sức, doanh nghiệp nên tự ý thức bảo vệ thương hiệu của mình ở cả thị trường trong nước và thị trường nước ngoài, vụ việc gạo ST25 là minh chứng điển hình.

Những bài học nhãn tiền

Liên quan đến việc 5 doanh nghiệp nước ngoài đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ST25 tại thị trường Mỹ, theo Hệ thống đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Mỹ (USPTO), các hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu gạo ST25 ở trạng thái "đang kiểm tra", tuy nhiên, có một hồ sơ sắp được chấp thuận bảo hộ thương hiệu ST25.

Theo đó, nhãn hiệu ST25 của Công ty I&T Enterprise, Inc đã được thông qua bước đầu. Họ chuẩn bị công bố việc chấp thuận này vào ngày 4.5.

Gạo ST25. Ảnh: Văn Phòng
Gạo ST25. Ảnh: Văn Phòng

Câu chuyện nhiều sản phẩm Việt khi ra nước ngoài bị "đánh cắp" thương hiệu không phải mới. Bởi thực tế, nhiều vụ việc “đi vào lịch sử” vẫn thường được các doanh nghiệp đề cập tới như những bài học về hậu quả của việc chưa nhận thức đầy đủ và lơ là trong bảo vệ tài sản trí tuệ của doanh nghiệp.

Đó là câu chuyện của thuốc lá Vinataba, mặc dù đã đăng ký thương hiệu tại Việt Nam và chủ yếu phục vụ thị trường trong nước, nhưng khi Vinataba có ý định xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài thì nhận ra thương hiệu của mình đã bị Công ty P.T. Putra Stabat Industri (của Indonesia) đăng ký độc quyền tại nhiều quốc gia ASEAN và châu Á.

Một câu chuyện khác khiến doanh nghiệp Việt "khóc dở, mếu dở" là bài học từ thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột. Được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột cho sản phẩm cà phê nhân từ năm 2005, song thương hiệu này đã bị một doanh nghiệp Trung Quốc đăng ký bảo hộ.

Ngoài ra, các thương hiệu khác như cà phê Trung Nguyên, kẹo dừa Bến Tre, võng xếp Duy Lợi, nước mắm Phú Quốc... đều mất rất nhiều thời gian, tiền bạc và công sức để đi tìm lại tên trên các thị trường quốc tế.

Liên quan đến vụ việc nhãn hiệu ST25, ông Bùi Huy Sơn - Phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Mỹ cho biết, Thương vụ đã trao đổi với đại diện USPTO và khẳng định nguồn gốc giống lúa ST25 do nhóm các nhà khoa học Việt Nam sáng chế. Giống lúa này đã đạt giải nhất tại cuộc thi Gạo ngon nhất thế giới năm 2019 tại Philippines và giải nhì năm 2020 tại Mỹ.

"Gạo ST25 là niềm tự hào của ngành nông nghiệp Việt Nam. Việc nhãn hiệu này có thể bị các cá nhân, tổ chức khác đăng ký bảo hộ tại Mỹ khiến chúng tôi quan ngại sâu sắc", ông Sơn nói.

Nên chủ động bảo vệ thương hiệu

Trao đổi với phóng viên Lao Động, ông Nguyễn Đình Tùng – Tổng Giám đốc – Chủ tịch HĐQT Vina T&T Group nhấn mạnh, khi bảo vệ thương hiệu, các doanh nghiệp phải xác định thị trường mục tiêu và tiến hành đăng ký (sở hữu trí tuệ-PV) trước, rồi sau đó mới làm marketing (quảng bá).

Tại Mỹ, mỗi tên thương hiệu chi phí rơi vào khoảng 1.000 USD, chi phí này không phải chỉ đặt mỗi một tên không. Ví dụ như chỉ một sản phẩm gạo, nhưng phải đăng ký nhiều tên thương hiệu, có khi lên đến hàng chục thương hiệu, rất tốn kém.

“Khi một doanh nghiệp ra một sản phẩm, một thương hiệu nào đó đều phải bảo vệ. Tại tập đoàn của tôi, khi ra một thương hiệu, chúng tôi phải mua hết tên miền và đăng ký luôn tại Cục Sở hữu trí tuệ để khẳng định thương hiệu của chúng tôi. Thương hiệu của chúng tôi có chữ R là khẳng định được bảo hộ độc quyền.

Vấn đề bảo hộ thương hiệu tùy cách làm của từng doanh nghiệp và chi phí doanh nghiệp phải bỏ ra, nếu làm chậm là mất”, ông Nguyễn Đình Tùng nói và cho biết, điều quan trọng trong bảo hộ thương hiệu của doanh nghiệp là phải xác định được mục tiêu từng thị trường để có chiến lược bảo hộ hiệu quả, hợp lý, không bị chi phí quá lớn.

Ông Nguyễn Đình Tùng lưu ý rằng, một thương hiệu được bảo hộ ở nước này, chưa chắc đã được bảo hộ ở nước khác. Vì vậy, khi đăng ký bảo hộ cần xác định được thị trường trọng điểm.

“Nếu ta đặt một thương hiệu bảo hộ ở một nước, thì không thể cấm các nước khác sử dụng nếu chưa được bảo hộ ở nước đó. Trách nhiệm bảo hộ thương hiệu thuộc về các doanh nghiệp thương mại, không thuộc Bộ Công Thương hay Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn”, ông Nguyễn Đình Tùng lưu ý.

Luật sư Vũ Xuân Lâm cho biết, với trường hợp gạo ST24, ST25, chủ sở hữu tại Việt Nam có thể khiếu nại đến tổ chức Đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ (USPTO) để đề nghị hủy bỏ các đơn đăng ký trên và tiến hành thủ tục đăng ký "chính chủ". Để thực hiện, chủ sở hữu gạo ST25 cần chứng minh về việc sử dụng nhãn hiệu, sự nổi tiếng của sản phẩm.

Xem thêm: odl.460409-ueih-gnouht-iod-id-tav-tahc-ioig-eht-tahn-nogn-teiv-oag/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Gạo Việt "ngon nhất thế giới" chật vật đi đòi thương hiệu”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools