vĐồng tin tức tài chính 365

Tìm lời giải từ thành công phi thường của Việt Nam

2021-05-02 07:54

Nhà kinh tế học Syed Akhtar Mahmood chia sẻ trong bài viết "What did Vietnam do that we could not?" (Điều gì Việt Nam đã làm mà chúng ta không thể?) trên Dhaka Tribune về câu chuyện phát triển của Việt Nam để rút ra những bài học cho quốc gia Nam Á này trong phát triển kinh tế.

Thành công phi thường của Việt Nam

Theo đó, cây viết ở Bangladesh chỉ ra, cùng mốc xuất phát điểm về xuất khẩu hàng điện tử năm 1995, nhưng Việt Nam và Bangladesh đã phát triển theo các quỹ đạo khác nhau. Ông lưu ý "tôi sử dụng hàng điện tử như một ví dụ của sản phẩm phức tạp, tinh vi, nhưng cũng là câu chuyện chung cho các mặt hàng khác".

Năm 1995, tổng thu nhập từ xuất khẩu hàng điện tử của Bangladesh tương đương với Việt Nam, cả về giá trị tuyệt đối (khoảng 30 triệu USD) và tỉ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu (dưới 1%). Cụ thể, trong năm này, xuất khẩu điện tử là một phần nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả Bangladesh và Việt Nam, chiếm chưa đến 1% xuất khẩu của mỗi nước (0,75% ở Bangladesh và 0,64% ở Việt Nam). Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng điện tử từ Bangladesh là 31,5 triệu USD, cao hơn một chút so với 30 triệu USD của Việt Nam. Nhìn chung, hai nước gần như ngang bằng vào năm 1995.

Nhưng sau đó, quỹ đạo bắt đầu dịch chuyển và dần khác biệt lớn. Hiện nay, gần 40% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam có đóng góp từ mặt hàng điện tử trong khi ở quốc gia Nam Á Bangladesh, tỉ trọng tương ứng vẫn ở mức dưới 1%. Đơn cử như năm 2018, Việt Nam xuất khẩu hàng điện tử trị giá 102 tỉ USD, chiếm 36% tổng thu nhập xuất khẩu của cả nước. Xuất khẩu hàng điện tử của Bangladesh năm 2018 là 72 triệu USD. Thị phần của thiết bị điện tử trong tổng thu từ xuất khẩu của Bangladesh trên thực tế đã giảm theo thời gian và chỉ còn 0,17% vào năm 2018.

"Điều gì giải thích cho thành công phi thường của Việt Nam và Bangladesh có thể học được gì từ đó? Việt Nam đã làm được gì mà chúng ta chưa thể?" - nhà kinh tế học Bangladesh đặt câu hỏi.

Học hỏi để kể "câu chuyện Việt Nam" của Bangladesh

Phát triển một ngành công nghiệp điện tử cạnh tranh toàn cầu cần ít nhất 4 điều, nhà kinh tế học Syed Akhtar Mahmood chỉ ra. Trước tiên, đó là vấn đề kỹ năng. Ông lưu ý, 10% phần mềm của Samsung trên quy mô toàn cầu do các kỹ sư công nghệ thông tin người Việt Nam phát triển. Con số này là minh chứng cho các kỹ năng kỹ thuật sẵn có ở Việt Nam. Trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) lớn nhất của Samsung ở Đông Nam Á đặt tại Hà Nội và sử dụng hơn 1.500 lao động tay nghề cao người Việt Nam. Tuy nhiên, ông lưu ý, người Việt Nam cảm thấy rằng lao động vẫn đang thiếu kỹ năng và đang tập trung vào giải quyết vấn đề này.

Cây viết ở Bangladesh cho rằng, không chỉ quan tâm tới đào tạo học thuật cho người lao động, Việt Nam còn chú trọng tới cả nhận thức và kỹ năng mềm cần thiết để người lao động có thể tận dụng tốt nhất chương trình đào tạo tại chỗ do các công ty cung cấp. Các công ty không kỳ vọng người lao động có thể đáp ứng đủ tất cả các kỹ năng cần thiết mà đánh giá cao việc có thể đào tạo được.

Yếu tố quan trọng thứ hai được nhà kinh tế học Bangladesh nêu ra trong bài viết trên Dhaka Tribune là một cơ chế thương mại quốc tế sôi động và mở cửa. Sản xuất các sản phẩm điện tử đòi hỏi hàng chục, thường là hàng trăm, các thành phần khác nhau, hầu hết trong số đó cần có nguồn từ bên ngoài. Một quốc gia có cơ chế thương mại cởi mở và mạng lưới thương mại rộng lớn có thể tiếp cận các nguồn linh kiện đa dạng và hưởng lợi từ việc nhập khẩu hàng hóa trung gian rẻ hơn, do đó nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu.

Trong những năm qua, Việt Nam đã tham gia một số hiệp định thương mại toàn cầu và khu vực như Hiệp định Khu vực mậu dịch tự do Đông Nam Á (ASEAN) (AFTA) năm 1996, hiệp định thương mại song phương giữa Mỹ và Việt Nam năm 2000, gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2006, và Hiệp định Đối tác Toàn diện Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) năm 2017... Trong hơn 2 thập kỷ qua, Việt Nam cũng đã ký các hiệp định thương mại tự do song phương với một số quốc gia và nhiều hiệp định song phương đang trong quá trình đàm phán.

Yếu tố thứ ba, theo Syed Akhtar Mahmood, là vai trò xúc tác của đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư nước ngoài mang kỹ năng kỹ thuật, thương hiệu và khả năng tiếp cận các thị trường cần thiết để xuất khẩu hàng điện tử. Số liệu cho thấy, cho đến cuối những năm 1980, Bangladesh ngang bằng với Việt Nam về dòng vốn FDI với tỉ trọng rất nhỏ trong GDP. Tuy nhiên, kể từ đó, dòng vốn FDI vào Bangladesh dù đã cải thiện nhưng vẫn chỉ ở mức dưới 2%. Trong khi đó, khi mở cửa nền kinh tế, Việt Nam đặc biệt chú trọng đến việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Từ đầu những năm 1990, FDI hàng năm vào Việt Nam đạt trung bình 6% GDP.

Tại Việt Nam, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp tới 70% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó tỉ trọng xuất khẩu điện tử cao hơn nhiều. Một trong những công ty có vốn đầu tư nước ngoài lớn trong lĩnh vực điện tử của Việt Nam là Samsung. Công ty Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam lần đầu năm 1996 để sản xuất TV màu cho thị trường trong nước. Sự hiện diện đã mở rộng đáng kể từ năm 2009 sau khi Samsung đầu tư 670 triệu USD vào một nhà máy sản xuất điện thoại di động định hướng xuất khẩu ở tỉnh Bắc Ninh. Đến cuối năm 2017, Samsung đã đầu tư 14 tỉ USD và tạo việc làm cho hơn 100.000 người Việt Nam. Khoảng 30% sản xuất điện thoại di động toàn cầu của Samsung đến từ Việt Nam và chỉ riêng công ty đã chiếm gần 25% tổng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Với Samsung, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu điện thoại thông minh lớn thứ hai trên thế giới. Thêm vào đó, Intel đã mở một cơ sở lắp ráp và kiểm tra chất bán dẫn trị giá 1 tỉ USD tại Thành phố Hồ Chí Minh, "đặt Việt Nam có vị trí vững chắc trên bản đồ công nghệ toàn cầu".

Nhà kinh tế học Syed Akhtar Mahmood đề cập tới câu chuyện của Samsung tại Việt Nam và bày tỏ sự tiếc nuối cho Bangladesh bởi lẽ hơn 1 thập kỷ trước, công ty Hàn Quốc đã tỏ ý muốn đầu tư vào quốc gia Nam Á này. Tuy nhiên, việc không cung cấp được quỹ đất rộng lớn để đáp ứng cho việc sản xuất là một nguyên nhân quan trọng khiến Samsung không lựa chọn Bangladesh mà mở rộng đầu tư ở Việt Nam. Trước bài học tiếc nuối này, ông cho rằng, khi Bangladesh nỗ lực đa dạng hóa nền kinh tế và nâng sức cạnh tranh toàn cầu trong lĩnh vực sản xuất, đất nước này cần "nghiên cứu những gì Việt Nam đã làm và học hỏi từ đó" để "có thể kể câu chuyện Việt Nam của chính chúng ta".

Xem thêm: odl.834309-man-teiv-auc-gnouht-ihp-gnoc-hnaht-ut-iaig-iol-mit/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Tìm lời giải từ thành công phi thường của Việt Nam”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools