vĐồng tin tức tài chính 365

Không còng tay nghi phạm bắn người ở Nghệ An - lý giải từ góc độ pháp lý

2021-05-02 12:39

Việc nghi phạm bắn chết 2 người ở Nghệ An không bị còng tay, còn cầm trên tay điếu thuốc, luật sư Đặng Văn Cường đã "lý giải" dưới góc độ pháp lý, tính nhân văn trong trường hợp này.

Luật sư Đặng Văn Cường (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết, theo quy định của pháp luật, khi bắt người phạm tội quả tang, lực lượng bắt giữ sẽ tước vũ khí, khống chế và dẫn giải đến cơ quan công an để thực hiện các hoạt động tố tụng. Trong quá trình dẫn giải thì phải đảm bảo an toàn cho lực lượng chức năng và nhân dân địa phương.

Với vụ án mạng khiến hai người chết do bị bắn tại xóm 7, xã Nghi Kim, TP Vinh, tỉnh Nghệ An, với nghi phạm là Cao Trọng Phú, diễn biến cho thấy, khi lực lượng chức năng bao vây, ông ta chỉ cố thủ chứ không chống trả.

Khi bắt giữ ông Phú, cơ quan công an đã thu được vũ khí thu được là một khẩu súng AK vẫn còn một viên đạn đã lên nòng. Đây là một vụ án mạng, đặc biệt nghiêm trọng.

Tuy nhiên qua hình ảnh cho thấy người đàn ông bị bắt giữ rất bình thản, vẫn vừa đi vừa cầm điếu thuốc và không có bị còng số tám, áp giải như các tình huống thông thường khác.

Dưới góc độ pháp lý, luật sư Cường cho hay, đây là trường hợp bắt người phạm tội quả tang.

Căn cứ theo quy định tại Khoản 11 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017, có quy định như sau:

“Công cụ hỗ trợ là phương tiện, động vật nghiệp vụ được sử dụng để thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả, trốn chạy; bảo vệ người thi hành công vụ, người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hoặc báo hiệu khẩn cấp, bao gồm: ....

d) Dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại; khóa số tám, bàn chông, dây đinh gai; áo giáp; găng tay điện, găng tay bắt dao; lá chắn, mũ chống đạn; thiết bị áp chế bằng âm thanh;”.

Như vậy, “khoá số tám” được xác định là công cụ hỗ trợ, việc sử dụng khóa số tám sẽ được thực hiện theo quy định của Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

Trong trường hợp bắt quả tang hoặc bắt khẩn cấp thì còng tay là biện pháp nghiệp vụ chống sự chạy thoát của đối tượng để áp dụng các biện pháp điều tra chứ không phải vấn đề thủ tục tố tụng.

Bởi vậy, pháp luật không bắt buộc phải sử dụng khóa số tám để còng tay người bị bắt quả tang. Việc sử dụng khóa số tám sẽ phụ thuộc vào từ tùy vào tình huống cụ thể để đảm bảo an toàn cho những người bị bắt giữ, tránh việc đối tượng bỏ trốn và đảm bảo an toàn cho người dân địa phương.

Trong vụ án đặc biệt nghiêm trọng nêu trên, đối tượng sử dụng vũ khí quân dụng, đã bắn chết hai người trước đó, phải mất rất nhiều thời gian mới vận động, thuyết phục được đối tượng đầu hàng, giao nộp vũ khí.

Tuy nhiên đối tượng đã nhiều tuổi; lại không có hành vi chống trả lực lượng chức năng; đã bị tước vũ khí; xung quanh có rất nhiều vòng cảnh sát bảo vệ, hỗ trợ; tâm lý của đối tượng lại chưa ổn định; có mặt trực tiếp của giám đốc công an tỉnh và lực lượng đặc nhiệm, dày dặn kinh nghiệm nên cơ hội bỏ trốn, chống trả của đối tượng này gần như không có, mức độ nguy hiểm của đối tượng này đã bị vô hiệu hóa.

"Vì vậy lực lượng chức năng không sử dụng khóa số 8, không xích, còng tay đối tượng là thể hiện tính nhân văn và phù hợp với quy định của pháp luật", luật sư Cường phân tích.

Cũng theo luật sư, sau khi về trụ sở cơ quan điều tra, thực hiện thủ tục giữ người trong trường hợp khẩn cấp để hoàn tất thủ tục bắt người phạm tội quả tang thì cơ quan điều tra đã sử dụng còng số tám là phù hợp với quy định của pháp luật.

Khi đã khởi tố bị can, thực hiện các hoạt động tố tụng thì việc áp giải, dẫn giải phải thực hiện theo quy định tố tụng.

Xem thêm: odl.125409-yl-pahp-od-cog-ut-iaig-yl-na-ehgn-o-iougn-nab-mahp-ihgn-yat-gnoc-gnohk/taul-pahp/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Không còng tay nghi phạm bắn người ở Nghệ An - lý giải từ góc độ pháp lý”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools