Trong quý đầu năm 2021 có tới hàng ngàn doanh nghiệp đăng kí kinh doanh bất động sản. Trong ảnh: một dự án bất động sản tại TP.HCM - Ảnh: BÔNG MAI
CTCP Vinhomes (VHM) hiện đang là một trong 3 doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất thị trường trường chứng khoán, chỉ đứng sau Vingroup (VIC) và Vietcombank (VCB).
Theo báo cáo tài chính hợp nhất, chỉ trong quý đầu năm 2021 Vinhomes ghi nhận doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ hơn 12.986 tỉ đồng, tăng gần gấp đôi so với cùng kì năm trước. Trong đó có hơn 10.016 tỉ đồng đến từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản (chiếm 77%). Nhờ đó lợi nhuận gộp tăng lên hơn 2,1 lần so với cùng kỳ, đạt hơn 6.212 tỉ đồng.
Tuy nhiên, do doanh thu hoạch động tài chính lại giảm mạnh 73% xuống còn 2.307 tỉ đồng, góp phần khiến lãi ròng sau thuế quý 1 của Vinhomes chỉ còn 5.477 tỉ đồng, giảm 21% so với cùng kì năm trước. Tuy nhiên đây vẫn là mức lãi vượt trội so với nhiều doanh nghiệp trong ngành.
Với kết quả trên, tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) Vinhomes đạt được là 42%, tuy nhiên vẫn thấp hơn con số 117% cùng kì năm trước.
Một ông lớn khác trong ngành bất động sản là Tập đoàn Novaland (NVL), ghi nhận doanh thu thuần gần 4.507 tỉ đồng trong quý 1-2021, trong đó hơn 90% đến từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản.
Tuy nhiên do giá vốn bán hàng tăng, doanh thu hoạt động tài chính giảm, chi phí tài chính và chi phí bán tăng, dẫn đến lợi nhuận sau thuế quý 1-2021 còn 701 tỉ đồng. Dù vậy vẫn mức lãi ròng này đã tăng gần 132% so với cùng kì năm trước. Mảng chuyển nhượng bất động sản góp công lớn cho kết quả này. Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) của Novaland đạt 15,5%.
Đến cuối quý 1, Novaland có gần 90.042 tỉ đồng hàng tồn kho, tăng gần 4% so với hồi đầu năm, trong đó 89% đến từ bất động sản để bán đang xây dựng dang dở.
Doanh nghiệp có tổng tài sản đạt hơn 153.666 tỉ đồng, tăng hơn 6% so với đầu năm. Đồng thời Novaland cũng gánh khoản nợ hơn 115.907 tỉ đồng, gấp 3 lần vốn chủ sở hữu.
Tập đoàn bất động sản này đã tăng khoản tiền và tương đương tiền lên gấp 3 lần so với cùng kì năm trước lên 12.556 tỉ đồng.
Nhiều doanh nghiệp bất động sản khác cũng ăn nên làm ra trong quý đầu năm 2021.
Chẳng hạn mới đây Tập đoàn Đất Xanh (DXG) bất ngờ báo lỗ ròng sau thuế gần 500 tỉ đồng trong năm 2020, khiến mã chứng khoán của doanh nghiệp cũng bị đưa vào diện cảnh báo. Tuy nhiên quý 1-2021 doanh nghiệp công bố đạt doanh thu thuần gần 2.954 tỉ đồng, lãi ròng sau thuế 531 tỉ đồng, gấp gần 7 lần cùng kì năm trước.
Song song đó, CTCP Đầu tư Nam Long (NLG) cũng báo lãi ròng gấp 3 lần cùng kì năm trước với 365 tỉ đồng, hoàn thành 32% kế hoạch của năm. Hay Bất động sản Thế Kỷ - Cen Land (CRE) cũng đạt lợi nhuận sau thuế hơn 122 tỉ đồng, tăng hơn 190% so với cùng kì trước. Đầu tư Phát Đạt báo lãi tăng với 251 tỉ đồng (+tăng 59%) trong quý đầu năm nay.
Bất động sản đang là miếng bánh ngon được nhiều doanh nghiệp dòm ngó và khai thác. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tính chung 4 tháng đầu năm 2021, số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng 17,5% so với cùng kỳ năm trước. Kinh doanh bất động sản là lĩnh vực có số lượng doanh nghiệp đăng kí thành lập mới cao nhất so với 2.727 doanh nghiệp (tăng 56,5%).
TTO - Lãnh đạo Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ Tài nguyên và môi trường) cho rằng 'sốt đất' là bài học về quản lý bất động sản, làm chưa được thấu đáo nên một số môi giới lợi dụng để làm nóng thị trường đất đai.
Xem thêm: mth.9194721140501202-court-man-ab-pag-iod-pag-ial-oab-nas-gnod-tab-aig-iad-ueihn/nv.ertiout