vĐồng tin tức tài chính 365

Giá vàng quá cao, người tiêu dùng thiệt đủ đường

2021-05-05 05:55

Diễn biến tỉ giá tăng sốc vẫn đang rình rập thị trường, vì giá vàng trong nước không liên thông với giá vàng thế giới. Nếu không có giải pháp kịp thời, cơ quan điều hành sẽ rất vất vả.

Giá vàng tại Việt Nam “một mình một chợ”

Suốt cả năm 2020, trong tâm bão dịch bệnh, tiền đồng Việt Nam vẫn được các tổ chức tài chính trong và ngoài nước đánh giá là giữ giá trị bền bỉ so với nhiều đồng tiền khác trên thế giới. Bước sang năm 2021, tỉ giá ổn định là mục tiêu điều hành xuyên suốt của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nhằm đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô.

Tuy nhiên, có một nhân tố khác đang nổi lên nguy cơ gây sức ép cho tỉ giá. Đó chính là vàng. Dịch bệnh đã đẩy giá vàng thế giới lên cao nhất mọi thời đại vào năm 2020, kéo giá vàng trong nước cũng tăng rất mạnh. Bước sang năm 2021, giá vàng thế giới giảm nhiệt.

Thế nhưng, do giá vàng trong nước không có sự liên thông với giá vàng thế giới đã dẫn đến sự lệch pha. Nói cách khác, giá vàng tại Việt Nam “một mình một chợ” nên có thời điểm giá vàng trong nước đắt hơn giá vàng thế giới lên đến gần 9 triệu đồng, mức cao nhất từ trước đến nay. Độ chênh lệch quá lớn này dẫn đến nguy cơ buôn lậu vàng để kiếm siêu lợi nhuận.

Không chỉ vậy, trong một báo cáo vào hồi tháng 2-2021, Công ty Chứng khoán SSI nhận định vàng là nguyên nhân đẩy tỉ giá USD/VND trên thị trường tự do tăng mạnh. Theo đó, tỉ giá USD/VND trên thị trường tự do đã tăng mạnh 450-470 đồng kể từ đầu năm, tương đương mức tăng 2%, một phần nguyên nhân là do chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế liên tục giữ ở mức cao 8%-12%. Tuy nhiên, trên kênh giao dịch chính thức nguồn cung ngoại tệ trong nước vẫn khá dồi dào.

“Chúng tôi cho rằng tỉ giá USD/VND nhiều khả năng sẽ đi ngang trong ngắn hạn và có thể giảm nhẹ trong cả năm 2021” - đại diện SSI nhận định.

Bước sang tháng 3-2021, giá vàng trong nước vẫn quá cao so với giá vàng thế giới (cao hơn bình quân 6-7 triệu đồng/lượng). Liên quan vấn đề này, trong báo cáo vĩ mô phát hành mới đây, Công ty Chứng khoán KBSV nhận định tỉ giá chợ đen tăng mạnh do chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế.

“Chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế nới rộng với nhu cầu tích trữ tăng mạnh sau tết trong khi nguồn cung hạn chế và vàng là loại hàng hóa không được nhập khẩu chính ngạch khiến nhu cầu nhập lậu vàng tăng mạnh. Đây cũng là lý do đẩy tỉ giá trên thị trường tự do tăng cao trong thời gian qua. Tính đến hết tháng 3, tỉ giá mua/bán là 23.800/23.850, tăng 2% so với cuối năm 2020” - KBSV đánh giá.

Giá vàng quá cao, người tiêu dùng thiệt đủ đường - ảnh 1
Sự quan tâm của người dân, nhà đầu tư Việt Nam đối với vàng là rất lớn.
Ảnh: THÙY LINH

Ông Andrew Naylor, Giám đốc phụ trách ASEAN Hội đồng vàng thế giới, đánh giá: Việt Nam đóng vai trò quan trọng trên thị trường vàng toàn cầu. Đây là thị trường vàng lớn nhất Đông Nam Á và nằm trong nhóm 10 thị trường tiêu thụ hàng đầu thế giới. Riêng trong năm 2019, nhu cầu tiêu dùng vàng ở Việt Nam đạt khoảng 56,4 tấn, đứng đầu khu vực Đông Nam Á.

Người mua vàng thiệt thòi

Chuyên gia vàng Trần Thanh Hải cho rằng mức chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế quá cao đã ảnh hưởng đến tỉ giá, vì tình trạng gom USD để nhập lậu vàng. Việc không liên thông giá vàng dẫn đến vị thế chèn ép giá của người bán vàng với người mua vàng thể hiện rất rõ qua việc kênh giá. Người dân mất cơ hội mua vàng giá hợp lý theo giá thế giới.

“Dù giá vàng thế giới tăng hay giảm, phần lợi luôn thuộc về các nhà kinh doanh vàng. Về lâu dài, cơ quan quản lý cần có giải pháp để giá vàng trong nước có sự cân bằng, liên thông với giá vàng thế giới” - ông Hải nhấn mạnh.

Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam (VGTA) mới đây cũng kiến nghị các cơ quan thẩm quyền xem xét cấp giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu để các doanh nghiệp có đủ nguyên liệu sản xuất. Qua đó rút gần khoảng cách giữa giá vàng trong nước với quốc tế. Hiệp hội này còn đề xuất bỏ quy định độc quyền sản xuất vàng miếng, không sử dụng một loại vàng miếng SJC làm thương hiệu độc quyền như lâu nay.

“Việc cấp phép cho một số công ty đủ điều kiện để sản xuất vàng miếng sẽ giúp tạo ra sự cạnh tranh công bằng, bình đẳng trên thị trường, tạo lợi thế cho người dân khi mua vàng” - VGTA nhấn mạnh.

Một khảo sát của Hội đồng vàng thế giới công bố mới đây cũng cho thấy sự quan tâm của nhà đầu tư Việt Nam đối với vàng là rất lớn. Bởi người Việt Nam tin rằng vàng giúp chống lạm phát, chống biến động tiền tệ và giúp nhà đầu tư an tâm về lâu dài. Đặc biệt thị trường vàng Việt Nam có triển vọng tích cực khi có hơn 80% người đã mua vàng trong quá khứ đang cân nhắc mua thêm vàng, trong khi trung bình trên toàn cầu là 45%.

Tuy vậy, theo Hội đồng vàng thế giới, hạn chế về các cơ hội đầu tư đã khiến người dân Việt Nam rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Họ gần như chỉ đầu tư vào vàng vật chất, trong đó đôi khi đeo làm đồ trang sức, mang theo bên người hay cất giữ ở nhà. Sự thiếu vắng của các sản phẩm kỹ thuật số khiến nhà đầu tư không có nhiều lựa chọn ngoài việc mua vàng vật chất.

“Luật pháp Việt Nam quy định hạn chế về lựa chọn đầu tư vàng. Vì vậy, người tiêu dùng có ít sự lựa chọn hơn và không thể hưởng lợi từ các sản phẩm đầu tư vàng hiện đại, chẳng hạn như tài khoản vàng kỹ thuật số. Do vậy, việc mở cửa cũng như công khai, minh bạch hơn đối với thị trường vàng có thể giúp giảm thiểu vấn nạn buôn lậu, tăng cường bảo vệ người tiêu dùng” - Hội đồng vàng thế giới khuyến nghị.

Chưa gây ảnh hưởng đến xuất khẩu

Thực tế đã chứng minh thời gian qua, NHNN đủ sức can thiệp các biến động tỉ giá trên thị trường do nguồn cung USD dồi dào, đảm bảo thanh khoản thị trường thông suốt và các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được đáp ứng đầy đủ, kịp thời. Đặc biệt tỉ giá vẫn đang hỗ trợ khá tốt cho xuất khẩu, nhất là các lĩnh vực điện tử, may mặc, đồ gỗ, máy móc thiết bị…

Ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch HĐQT Công ty May Sài Gòn 3, cho biết nếu tỉ giá USD/VND ở mức 24.000 đồng sẽ hỗ trợ khá nhiều cho xuất khẩu. Thông thường tiền đồng mạnh sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu do hàng hóa có xu hướng tăng giá, từ đó làm giảm năng lực cạnh tranh so với hàng hóa các nước.

Tuy nhiên, theo ông Hồng, tỉ giá hiện không ảnh hưởng nhiều đến sự tăng trưởng của ngành dệt may vì sức mua của người tiêu dùng nước ngoài vẫn tốt. Điều này được thể hiện qua việc hàng dệt may nằm trong nhóm xuất khẩu mạnh của Việt Nam khi đạt đến 2,7 tỉ USD giá trị kim ngạch trong tháng 3. 

Số lượng doanh nghiệp ‘khai sinh’ cao kỷ lục
Số lượng doanh nghiệp ‘khai sinh’ cao kỷ lục
(PLO)- Doanh nghiệp thành lập mới trong 4 tháng đầu năm nay tăng trưởng mạnh về cả số lượng lẫn quy mô vốn. Trong đó, lĩnh vực kinh doanh bất động sản dẫn đầu về mức đăng ký thành lập mới tăng mạnh.

Xem thêm: lmth.107289-gnoud-ud-teiht-gnud-ueit-iougn-oac-auq-gnav-aig/et-hnik/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Giá vàng quá cao, người tiêu dùng thiệt đủ đường”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools