vĐồng tin tức tài chính 365

Không để nông sản ứ đọng do dịch COVID-19

2021-05-05 12:31

Các bộ, ban, ngành và các địa phương đã lên các kịch bản tiêu thụ nông sản, hàng hóa trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, thậm chí có khả năng phải giãn cách, hạn chế đến mức thấp nhất nông sản phải đổ bỏ do ứ đọng không tiêu thụ được.

Kết nối giữa sản xuất và chế biến, đẩy mạnh công nghệ bảo quản

Theo ông Nguyễn Đình Tùng - Chủ tịch HĐQT - Tổng Giám đốc Vina T&T Group, về công nghệ chế biến, hiện nay các doanh nghiệp chế biến nông sản trong nước có dư sức để làm. Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, trong trường hợp xấu nhất phải giãn cách, thì vấn đề bảo quản, lưu trữ sau thu hoạch càng trở nên bức thiết.

“Cần hỗ trợ kho lạnh, công nghệ bảo quản, tăng thu mua để giải quyết nguồn hàng tồn đọng là giải pháp tối ưu, trong đó, hỗ trợ bảo quản lạnh trong thời gian ngắn hoặc chuyển sản phẩm sang chế biến. Mặt khác, cần hỗ trợ kỹ thuật trồng trọt, chăm trái, chăm cây trong thời gian phải giãn cách” - ông Nguyễn Đình Tùng nói.

Theo ông Dương Thanh Tùng - Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Bắc Giang, dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến hết sức phức tạp không thể chủ quan. Trong khi đó, vụ vải thiều năm 2021 đang gần đến mùa thu hoạch, nếu không chủ động có các giải pháp lưu thông, tiêu thụ, sẽ rất nhiều rủi ro. Ngoài ra, Bắc Giang còn nhiều loại nông sản có giá trị khác. Theo đó, việc lưu thông, tiêu thụ sản phẩm sẽ tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc phòng chống dịch, đảm bảo đúng quy trình khử khuẩn, đảm bảo an toàn trong phòng chống dịch. Có như vậy mới có thể vừa giải quyết được bài toán tiêu thụ nông sản và chống dịch hiệu quả.

Đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ vải thiều ở thị trường trong và ngoài nước gắn với quảng bá, giới thiệu các sản phẩm chủ lực, đặc trưng và tiềm năng của tỉnh; giới thiệu các tiềm năng du lịch, lợi thế thu hút đầu tư của tỉnh Bắc Giang; tạo cơ hội cho các doanh nghiệp, thương nhân trong và ngoài nước tìm kiếm đối tác; tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng của tỉnh Bắc Giang với các cơ quan ở Trung ương, với các tỉnh, thành phố bạn, với các nước tạo điều kiện thuận lợi tiêu thụ vải thiều và các sản phẩm nông sản của tỉnh Bắc Giang.

“Bắc Giang xây dựng các chương trình, nội dung hoạt động xúc tiến tiêu thụ vải thiều có sự đổi mới, phù hợp với những diễn biến khó lường của dịch bệnh COVID-19 hiện nay. Trong quá trình thực hiện phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố và các cơ quan truyền thông tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu thụ vải thiều của tỉnh năm 2021 và đảm bảo phòng chống dịch hiệu quả” - ông Dương Thanh Tùng nhấn mạnh.

Trao đổi với PV Báo Lao Động chiều 4.5, ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), cho rằng: Cục Xúc tiến thương mại sẽ đẩy mạnh các hoạt động kết nối giữa nhà sản xuất với các hệ thống phân phối, các tổ chức XTTM và nhà nhập khẩu nước ngoài cả bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến. Trong đó, huy động hệ thống tham tán vào cuộc, phối hợp với Cục để tìm đầu ra cho nông sản Việt Nam trên các thị trường xuất khẩu trọng điểm, đồng thời tăng cường quảng bá thương hiệu ngành hàng, nhóm nông sản trên các thị trường sở tại bằng các hình thức phù hợp.

Mới đây, tại "Hội nghị toàn quốc về thúc đẩy công tác chế biến và phát triển thị trường nông sản năm 2021" tại Cần Thơ, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng đặc biệt lưu ý: Chuỗi giá trị sản xuất nông sản sẽ được nhiều người quan tâm. Do đó, cần có phương án chủ động nông sản qua chế biến tạo ra giá trị gia tăng. Chế biến sâu sẽ giải được bài toán cung vượt cầu, giảm áp lực cho nông dân thường gặp cảnh trúng mùa rớt giá.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng dẫn chứng các trường hợp phải giải cứu nông sản và khẳng định: Thị trường không nở ra, cầu không tăng mà cung tăng thì dứt khoát nông sản phải giảm giá dẫn đến “giải cứu” như hành tím Vĩnh Châu (Sóc Trăng), cam ở Hà Giang và Tuyên Quang…

Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 hiện nay, nguy cơ mất cân đối cung - cầu, đứt gãy chuỗi cung ứng là điều có thể xảy ra. Do đó, nông sản được đưa vào chế biến sẽ giải quyết được vấn đề này.

“Thay vì chúng ta bán cùng một thời gian, giờ chúng ta bớt lại sản lượng, từ đó giá cả sẽ thể hiện sự khan hiếm của hàng hóa đó. Theo quy luật, cái gì ít giá bán sẽ cao, còn cái gì nhiều, dư thừa giá bán sẽ giảm. Đó là bàn tay vô hình của thị trường sẽ điều chỉnh những câu chuyện đó” - Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh.

Đẩy mạnh thương mại điện tử

Cũng theo ông Vũ Bá Phú, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp và rất nguy hiểm hiện nay, để tiêu thụ hàng hóa nói chung và nông sản nói riêng an toàn, hiệu quả, cần đặc biệt quan tâm hợp tác với các sàn thương mại điện tử trong nước và quốc tế, hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử.

Thông tin về việc hỗ trợ nông dân tiêu thụ sản phẩm, tránh lặp lại tình trạng nông sản ứ thừa phải đổ bỏ như tại Hải Dương trước đây, ông Lê Thanh Hòa - Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho rằng, hiện nay Vụ thị trường trong nước (Bộ Công Thương) và Cục Quản lý môi trường Y tế (Bộ Y tế) chịu được giao chịu trách nhiệm hỗ trợ bà con nông dân tiêu thụ sản phẩm để đảm bảo an toàn phòng chống dịch và không để bà con nông dân bị thiệt hại do nông sản bị đổ bỏ, ứ thừa. Các bộ, ngành cũng đẩy mạnh hướng dẫn bà con nông dân áp dụng kỹ thuật số trong tiêu thụ sản phẩm.

Theo ông Bùi Tiến - Trạm trưởng Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện Mê Linh (Hà Nội), hiện nay huyện Mê Linh đang đẩy mạnh tuyên truyền bà con nông dân áp dụng thương mại điện tử, bán hàng online để nông sản vẫn tiêu thụ được trong điều kiện dịch bệnh hiện nay, đảm bảo an toàn phòng dịch.

TPHCM: Hàng hóa ổn định, giá cả không tăng dù dịch bệnh diễn biến phức tạp

Chiều 4.5, trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Nguyễn Tiến Dũng - Giám đốc Chợ đầu mối Hóc Môn (TPHCM) cho biết, trong những ngày qua trước tình hình dịch đang diễn biến phức tạp lượng hàng hóa nhập về chợ ổn định, giá cả hàng hóa cũng ổn định. Theo ông Dũng, sản lượng hàng hoá nhập chợ từ đêm 3.5 đến sáng 4.5 là 2.842 tấn. Trong đó, mặt hàng rau, củ, quả 2.107 tấn; Trái cây 414 tấn; Thịt lợn 321 tấn.

Ghi nhận giá lợn hơi tại doanh nghiệp dao động từ 75.500-78.500 đồng/kg, Giá lợn hơi tại các trại chăn nuôi, hộ dân dao động từ 75.000 - 78.000 đồng/kg .

"Heo mảnh loại 1 có giá 100.000 đồng/kg, loại 2 giá 88.000 đồng/kg, Đùi rọ 85.000 đồng/kg, sườn non 150.000 đồng/kg, ba rọi 130.000 đồng/kg" - ông Dũng cho biết. Huân Cao

Xem thêm: odl.924509-91-divoc-hcid-od-gnod-u-nas-gnon-ed-gnohk/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Không để nông sản ứ đọng do dịch COVID-19”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools