Đóng cửa các trung tâm thương mại có quy mô trên 1000 m2, trừ những cửa hàng kinh doanh các nhu yếu phẩm hàng ngày là yêu cầu của Chính phủ Nhật Bản để phòng chống dịch COVID-19 trong tình trạng khẩn cấp. Tuy nhiên, Chính phủ không đưa ra một tiêu chuẩn cụ thể và sự triển khai cũng khác nhau cũng khác nhau tại mỗi địa phương.
Theo báo Yomiuri, việc triển khai các yêu cầu của Chính phủ có sự khác biệt ở từng địa phương. Chính quyền ba tỉnh khu vực phía Nam là Osaka, Kyoto và Hyogo đã yêu cầu đóng cửa các cửa hàng đồ gia dụng khi cho rằng các mặt hàng này không thuộc diện các nhu yếu phẩm hàng ngày.
Tuy nhiên, tại Tokyo ngược lại, chính quyền địa phương lại cho rằng đồ gia dụng là mặt hàng cần thiết để duy trì đời sống của người dân và cho phép các cửa hàng kinh doanh mặt hàng này tiếp tục hoạt động.
Doanh nghiệp Nhật Bản gặp khó khi tuân thủ tình trạng khẩn cấp. (Ảnh minh họa: Kyodo)
Không có các hướng dẫn cụ thể từ Chính phủ cũng như quan điểm của từng địa phương có sự khác biệt, đã khiến nhiều cửa hàng gặp trở ngại trong việc thực hiện yêu cầu của Chính phủ.
Bài viết trên báo Sankei có tiêu đề "Các cửa hàng bách hóa bối rối trong việc phân loại đâu là các nhu yếu phẩm hàng ngày", cho biết trong yêu cầu của Chính phủ chỉ nêu chung không có các tiêu chí cụ thể về hàng hóa được xem là nhu yếu phẩm hàng ngày.
Báo này phản ánh ý kiến của đa số các chủ cửa hàng cho rằng thời gian từ khi thông báo đến khi triển khai báo rất ngắn và không có hướng dẫn chi tiết đâu là mặt hàng được xem là nhu yếu phẩm hàng ngày. Do đó, các cửa hàng này rất băn khoăn trong việc đưa ra quyết định nên đóng cửa theo yêu cầu của Chính phủ hay tiếp tục hoạt động kinh doanh.
Tình trạng khẩn cấp có hiệu lực tại thủ đô Tokyo và 3 tỉnh ở miền Tây Nhật Bản. Ảnh: VGP.
Trong khi đó, báo Nikkei cho biết, sau tuyên bố tình trạng khẩn cấp, phản ứng của các cửa hàng đối với yêu cầu đóng cửa của Chính phủ cũng khác nhau. Yếu tố chính là do không có các tiêu chí đánh giá chung của Chính phủ, nên các nhà điều hành kinh doanh tự đánh giá mặt hàng của họ có phải là mặt hàng thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày hay không.
Mặt khác việc đóng cửa một số cửa hàng cũng gặp khó khăn khi những cửa hàng này không chỉ kinh doanh một mặt hàng, mà có rất nhiều mặt hàng khác nhau, bao gồm cả mặt hàng được cho là thiết yếu và không thiết yếu.
Khi các cửa hàng mở cửa người dân sẽ tiếp tục đi mua sắm cũng như tiếp xúc và hiệu quả phòng chống dịch sẽ giảm sút. Có lẽ Chính phủ Nhật Bản cần đưa ra tiêu chí cụ thể hơn trong yêu cầu đối với tình trạng khẩn cấp để thực hiện đồng nhất và hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch bệnh.
VTV.vn - Kế hoạch triển khai theo 3 giai đoạn, nhằm kiểm tra các chức năng cơ bản và tính an toàn trong giao dịch của đồng tiền này trước khi đưa vào sử dụng trong tương lai.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.532900160501202-pac-nahk-gnart-hnit-uht-naut-ihk-ohk-pag-nab-tahn-peihgn-hnaod/et-hnik/nv.vtv