Ông Ngô Văn Út - một tài xế xe công nghệ, tranh thủ nghỉ ngơi, lướt Facebook xem có đồng đội nào gặp khó cần giúp đỡ - Ảnh: KIM ÚT
Mấy năm gần đây xe công nghệ thịnh hành, khắp mọi ngả đường, những chiếc áo xanh, đỏ, vàng cứ bon bon chạy như trở thành một nét đặc trưng khó lẫn. Đường chi chít như mạng nhện, nhưng các bác tài vẫn gỡ rối dễ dàng.
Chuyện đi lại nhờ vậy mà dễ dàng hơn. Nắng, mưa, tối, sáng, khuya khoắt, kẹt xe hay ngập nước chỉ cần bật ứng dụng lên, chọn địa điểm muốn đến sẽ có ngay người đón. Muốn ăn uống gì cũng có người đem đến tận nơi. Giữa Sài Gòn đông đúc, tiện lợi như thế còn gì bằng.
Các dịch vụ di chuyển có lẽ nhiều và hối hả hơn những nơi khác. Những phận đời chạy xe công nghệ ở đây đến từ tứ xứ nhiều phương. Có hôm, tôi đón xe của cậu sinh viên quê Tiền Giang. Ngày khác lại gặp một bà nội trợ gốc Sài Gòn. Hay có khi gặp một chú ở tận Phú Thọ xa xôi.
Chỉ một đoạn đường ngắn, nhưng ai cũng niềm nở chuyện trò và chia sẻ. Họ đến và sống giữa đô thị này vì gánh nặng mưu sinh, nhưng những người tôi gặp gỡ chưa thấy ai than vãn điều gì.
Hôm ngồi ăn hủ tiếu gõ trên vỉa hè Sài Gòn, ngồi chung bàn với một anh Grab, nhìn chiếc đèn xe vỡ nát, đầu gối rách tươm, tôi động lòng. Hỏi ra mới biết, khi đang giao đồ ăn cho khách qua ứng dụng. Giữa cơn mưa chiều, đường trơn, anh té ngã, xe hỏng, phải mua lại phần ăn mới giao cho khách.
Nhưng rồi vẫn còn lắm người tốt, anh gặp trúng vị khách rộng lượng, họ bỏ qua, còn cho anh thêm chút tiền kèm theo lời xin lỗi vì đã làm phiền giữa trời mưa.
Chương trình "10 thói quen văn minh giao thông" cần được lan tỏa do báo Tuổi Trẻ tổ chức với sự đồng hành của Grab Việt Nam - Ảnh: G.V
Tôi cũng nhớ hoài chuyến xe Grab cách đây ba năm. Tôi đặt xe đến công viên Hoàng Văn Thụ. Bác tài đã ngoài năm mươi, người Sài Gòn chính hiệu. Chuyến xe hôm ấy có giá ba mươi bảy nghìn. Tuy không nhiều, nhưng tôi vẫn đắn đo có nên đưa thêm ba nghìn cho tròn số bốn mươi nghìn. Vì là sinh viên nghèo nên tôi phải tiết kiệm hay vì sự keo kiệt của bản thân nên tôi tính toán như thế? Đến tận bây giờ, tôi vẫn không dám trả lời.
Và rồi, khi đến ngã tư đèn đỏ bác tài dừng xe, móc ví rồi bỏ vào mũ người ăn xin bên vệ đường mười nghìn. Tờ tiền lặng lẽ nhìn tôi thất vọng. Tôi cảm thấy xấu hổ với bản thân.
Đằng sau những nụ cười của người tài xế là nước mắt. Đằng sau đồng tiền nhận được là cả một tấm lưng thấm ướt mồ hôi.
TP.HCM cũng vậy, như bác tài xe công nghệ đưa đón khách giữa lòng thành phố. Để có được một đô thị văn minh như hôm nay cũng phải trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử. Nghề tài xế tuy vất vả nhưng không phân biệt sang hèn, thành phố này cũng vậy, vẫn dang rộng vòng tay khi một ai đó cần đến.
Đến với thành phố này, đã chọn xe công nghệ hai bánh thì khói bụi, kẹt xe, hay đôi lần lạc đường là điều không thể tránh khỏi. Quan trọng là sự cảm thông hay tin tưởng vào đôi bàn tay của bác tài của hành khách.
Vẫn còn đó là những mặt trái khó nói. Nhưng đã sống ở thành phố nghĩa tình này, thứ cần lắm là niềm tin, sự chân tình và bao dung.
Chương trình "10 thói quen văn minh giao thông" cần được lan tỏa
Với thông điệp "Thay thói quen nhỏ, tạo ý nghĩa to", báo Tuổi Trẻ và đơn vị đồng hành của Grab Việt Nam tổ chức chương trình chuyến xe văn minh lần 2-2021.
Bạn đọc tham gia chia sẻ "10 thói quen văn minh giao thông" mời truy cập: https://tuoitre.vn/chuyenxevanminh và lần lượt thực hiện 3 bước sau:
Bước 1: Đề xuất 1 thói quen nhỏ mà bạn nghĩ là sẽ ảnh hưởng lớn đến sự an toàn của mọi người khi tham gia giao thông (Ví dụ: quên gạt chân chống, bóp kèn xe inh ỏi, sử dụng điện thoại khi đang lái xe…)
Bước 2: Nhập đầy đủ các thông tin được yêu cầu trong phần bảng hiện ra sau khi bạn ấn nút "Gửi".
Bước 3: Chia sẻ đường link thói quen mà bạn vừa đề xuất lên trang Facebook cá nhân ở chế độ "Công khai" và kêu gọi người thân, bạn bè vào bình chọn. Ban tổ chức sẽ trao 10 phần thưởng (1 triệu đồng/người) từ đơn vị đồng hành Grab Việt Nam đến 10 người tham gia có bài viết được bình chọn nhiều nhất.
Chương trình sẽ chọn ra 10 bài viết có lượt bình chọn nhiều nhất tổng hợp thành 1 bộ cẩm nang "10 Thói quen văn minh giao thông" và được đăng trên website của chương trình để có thể chia sẻ rộng rãi ra cộng đồng.
TTO - Khi lái xe chỉ cần mỗi người tự ý thức qua những hành động nhỏ như: đội mũ bảo hiểm, không vượt đèn đỏ, chạy đúng tốc độ quy định… là đã góp phần tạo nên văn hóa giao thông. Vì vậy, hãy cùng nhau 'Thay thói quen nhỏ - Tạo ý nghĩa to'.
Xem thêm: mth.28613149060501202-gnud-oab-nog-ias-gnurt-cad-nen-mal-nahp-pog-ehgn-gnoc-ex/nv.ertiout