vĐồng tin tức tài chính 365

‘Luật đất đai sửa đổi là khoản nợ của Quốc hội đối với dân'

2021-05-06 14:57

Sáng 6-5, các ứng cử viên đại biểu Quốc hội khoá XV, đơn bị 4, ứng cử tại TP.HCM, đã có buổi tiếp xúc với cử tri quận 12.

Đơn vị 4 gồm có các ứng cử viên: bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM; Đại tá Đỗ Khắc Hưởng, Phó Cục trưởng Cục pháp chế và cải cách hành chính – tư pháp (Bộ Công an); ông Trần Hoàng Ngân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM; ông Phan Anh Sơn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quốc tế và đối ngoại nhân dân; bà Văn Thị Bạch Tuyết, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM.

txct-quan12
Các ứng cử viên đại biểu Quốc hội khoá XV đơn vị 4 tiếp xúc cử tri quận 12. Ảnh: LÊ THOA

Tại hội nghị, cử tri quận 12 đã đặt hàng đối với các ứng cử viên hàng loạt vấn đề liên quan đến việc ô nhiễm môi trường, chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp, ngân sách TP, mở rộng trường học, vai trò của phụ nữ, bảo vệ trẻ em…..

Muốn xây nhà ở, dân phải đợi 1 năm

Cử tri Phan Thanh Bình cho biết có tình trạng hộ gia đình cá nhân muốn chuyển mục đích sử dụng đất để làm nhà ở, nhưng phải theo quy trình đăng ký kế hoạch sử dụng đất để TP xét duyệt.

“Thông thường, năm nay đăng kí thì qua năm sau mới được xem xét giải quyết trong khi người dân thực sự có nhu cầu xây dựng nhà để ở...” – ông Bình nói và đặt vấn đề nếu trúng cử thì ứng cử viên có hưởng xử lý như thế nào.

txct-quan12
Cử tri Phan Thanh Bình nêu vướng mắc về việc chuyển mục đích sử dụng đất. Ảnh: LÊ THOA

Cử tri Nguyễn Minh Chánh bày tỏ sự quan tâm đối với tỉ lệ điều tiết ngân sách cho TP.HCM. Theo cử tri Chánh, TP.HCM là đô thị đặc biệt, nhiệm kỳ qua TP đã kiến nghị với Trung ương việc tăng tỉ lệ điều tiết ngân sách nhưng chưa được thông qua. “Tôi gửi gắm ứng cử viên nếu trúng cử sẽ quan tâm tiếp tục kiến nghị để TP có nguồn đầu tư phát triển, xứng tầm với vị trí đầu tàu” – ông Chánh nói.

Tương tự, cử tri Huỳnh Thị Tuyết Trinh cũng cho rằng tỉ lệ ngân sách để lại cho TP trong phát triển kinh tế - xã hội còn thấp, chưa tạo điều kiện cho TP phát triển đúng với tiềm năng, nguồn lực sẵn có.

“Có thể thấy hệ thống đường sá từ TP.HCM đi các tỉnh còn chưa phát triển. Đợt nghỉ lễ vừa qua, kẹt xe khắp các cửa ngõ, gây khó khăn cho bà con về quê” – cử tri Trinh dẫn chứng và mong các ứng cử viên khi trúng cử có thể mạnh dạn tiếp tục đeo bám, đề xuất Trung ương để lại ngân sách thêm cho TP đủ phát triển.

txct-quan12
Cử tri Phạm Lưu Đức phản ánh khó khăn của doanh nghiệp trong dịch COVID-19. Ảnh: LÊ THOA

Cử tri Phạm Lưu Đức cho biết dịch COVID-19 đã gây ảnh hưởng nặng nề đến doanh nghiệp. Ông đặt câu hỏi: “Các ứng cử viên có lá chắn gì bảo vệ cho các doanh nghiệp ứng phó với tác động từ thị trường nước ngoài?”.

Theo ông Đức, vừa qua doanh nghiệp trong nước bị ảnh hưởng từ việc giá thép nước ngoài tăng cao, các phụ liệu may mặc và nhiều ngành cũng tăng lên. 

‘Đầu tư cho TP.HCM 1 đồng thì TP làm ra 5 đồng’

Trả lời cử tri, ông Trần Hoàng Ngân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, nhìn nhận: “Luật đất đai sửa đổi là khoản nợ của Quốc hội đối với người dân”.

Theo ông Ngân, nhiều kỳ họp, đại biểu đã đề nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sớm hoàn thiện, sửa đổi luật đất đai, nhưng ‘cứ nợ riết’. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các bộ ngành rà soát vướng mắc của luật này để Quốc hội XV sớm thông qua.

txct-quan12
Ông Trần Hoàng Ngân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, trả lời các ý kiến của cử tri. Ảnh: LÊ THOA

“Tại TP.HCM có hơn 100.000 ha là đất nông nghiệp nhưng thực sự đất nông nghiệp đó có làm nông nghiệp hay không thì rõ ràng một số nơi không thể làm nông nghiệp được. Tuy nhiên làm sao giúp người dân chuyển mục đích đất nông nghiệp thành đất đô thị, đất ở, đất giao thông, trường học, y tế thì phải hoàn chỉnh công tác quy hoạch” – ông Ngân phân tích.

Ông cũng khẳng định, Viện Nghiên cứu phát triển TP đang hoàn thành công tác quy hoạch đó, lồng ghép cả bài toán xoá các quy hoạch treo, phù hợp với thực tiễn, khả năng triển khai của TP.

Liên quan đến vấn đề ngân sách của TP, ông Ngân cũng thông tin Quốc hội khoá XV sẽ quyết định bổ sung, phân bổ ngân sách đầu tư công quốc gia, trong đó có phân bổ cho TP. “Chúng tôi khi trúng cử sẽ đấu tranh cho vấn đề này, vì đầu tư cho TP 1 đồng thì TP làm ra 5 đồng” – ông nói và dẫn chứng vì vấn đề phân bổ vốn đầu tư mà ngay cả một quận đô thị cũng không đủ phòng cho các cháu học hai buổi/ngày, là điều rất xót xa.

Ông Trần Hoàng Ngân hứa sẽ mạnh dạn đeo đuổi vấn đề ngân sách cho TP.

txct-quan12
Các ứng cử viên đơn vị 4 trao đổi bên lề hội nghị. Ảnh: LÊ THOA

Cũng tại hội nghị, trình bày chương trình hành động của mình, ông Trần Hoàng Ngân chia sẻ đã có kinh nghiệm 10 năm làm đại biểu Quốc hội hai khoá XIII và XIV.

Theo ông, làm đại biểu Quốc hội là phải dành toàn tâm, toàn ý. Trong kỳ họp, mỗi tối tài liệu để đầy trên bàn, trên giường, nếu không đọc hết thì sáng ra không thể nêu ý kiến. Vì vậy phải đọc hết, trao đổi với đồng nghiệp, đại biểu trong đơn vị, với cử tri, doanh nghiệp, rồi sáng hôm sau trên nghị trường phải tranh thủ bấm nút phát biểu. Điều này đòi hỏi tâm huyết của người đại biểu.

“Điều tâm huyết đó trong tôi luôn luôn nung nấu, là đại biểu phải luôn tranh luận, phát biểu, đóng góp cho sự hoàn thiện thể chế, pháp luật hiện nay… Bên cạnh đó còn tích cực chất vấn thành viên Chính phủ về những vấn đề cử tri bức xúc, quan tâm. Khi bấm nút quyết định những vấn đề quốc gia thì phải đặt lợi ích nhân dân, dân tộc lên trên hết” – ông Ngân nhấn mạnh.

Làm cầu nối giữa cử tri với Quốc hội

Trình bày chương trình hành động của mình, bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM, khẳng định với cương vị là Phó Giám đốc Sở, bà sẽ tập trung thực hiện tốt giải pháp cải cách hành chính về thủ tục hộ tịch, công chứng, lý lịch tư pháp. Từ đó làm sao cho quy trình chặt chẽ, xác định rõ trách nhiệm cán bộ trong quá trình thụ lý, mang đến sự hài lòng đối với người dân.

txct-quan12
Bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM, trả lời ý kiến cử tri. Ảnh: LÊ THOA

Đồng thời, quản lý tốt mảng bổ trợ tư pháp, cung cấp dịch vụ pháp lý cho người dân. Tham mưu Thành uỷ, HĐND, UBND TP về xây dựng thể chế, tư vấn pháp lý các vấn đề đặt ra.

Trong đó tiếp tục tham mưu để các Nghị quyết 54/2017 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM, Nghị quyết 131/2020 của Quốc hội về Tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM và Nghị quyết 1111 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập TP Thủ Đức thuộc TP.HCM, đi vào cuộc sống.

“Năm nay, tôi sẽ cùng các ngành tham mưu cho được cơ chế đặc thù đối với TP Thủ Đức, đây là mô hình mới mà cả nước chỉ có một” – bà Hạnh nhấn mạnh.

Bà Hạnh nhìn nhận, mỗi cử tri đều có trăn trở với những vấn đề của đất nước, cũng như gặp khó khăn, bất cập trong cuộc sống. “Tôi sẵn lòng làm cầu nối giữa cử tri với các cơ quan, Quốc hội, phản ánh trung thực những vấn đề vướng mắc, là điểm nghẽn hiện nay của TP đến Quốc hội và các cơ quan ban ngành” – bà Hạnh khẳng định.

Bà cũng hứa với vai trò là ứng cử viên nữ, sẽ quan tâm xây dựng thể chế làm sao có thể bảo vệ tốt nhất cho quyền lợi chị em phụ nữ. 


Xem thêm: lmth.661389-nad-iov-iod-ioh-couq-auc-on-naohk-al-iod-aus-iad-tad-taul/us-ioht/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“‘Luật đất đai sửa đổi là khoản nợ của Quốc hội đối với dân'”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools