vĐồng tin tức tài chính 365

4 mũi chủ công quyết thắng đại dịch

2021-05-10 09:40

Mặc dù Bộ Y tế đánh giá nguy cơ dịch vào Việt Nam luôn hiện hữu, cả nước phải trong tư thế chủ động nhưng với tốc độ lây lan nhanh và mạnh như hiện nay, dịch COVID-19 đang gây nhiều khó khăn cho các địa phương.

Trao đổi với Pháp Luật TPHCM, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết Chính phủ, Bộ Y tế đã tiến hành nhiều biện pháp quyết liệt chống dịch nhưng rất tiếc, đợt dịch thứ tư xuất hiện lại rơi vào một số bệnh viện (bv) tuyến trung ương.

Vận dụng kinh nghiệm từ đợt dịch Đà Nẵng

Ông nhận định đợt dịch này khá nguy hiểm vì diễn biến dịch nhanh, đa nguồn lây, đa ổ dịch. Bên cạnh đó dịch đã vào các tuyến BV như BV K, BV Bệnh nhiệt đới trung ương.

BV K là nơi điều trị bệnh nhân ung thư, có rất nhiều bệnh nền, nếu mắc COVID-19 sẽ gây khó khăn trong điều trị. Tại BV Bệnh nhiệt đới trung ương, có nhiều trường hợp bệnh nhân COVID-19 chuyển biến nặng, thậm chí phải chạy ECMO, do đó phải cẩn trọng rất nhiều.

Tiếp tục tiêm vaccine tạo miễn dịch cộng đồng

Một trong những biện pháp quan trọng chống COVID-19 được nhiều chuyên gia nhắc đến chính là vaccine.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, đến nay Việt Nam đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho gần 850.000 người, số phản ứng sau tiêm không đáng kể.

Theo ông Sơn, tất cả vaccine không có loại nào an toàn 100%, với vaccine ngừa COVID-19, từ những ngày đầu tiên, Bộ Y tế đã ghi nhận nhiều báo cáo khoa học, sau đó ban hành quy trình tiêm cụ thể, khoa học.

Chỉ có Việt Nam mới tiêm vaccine trong cơ sở y tế, người được tiêm được yêu cầu theo dõi 1 giờ sau tiêm và theo dõi 24 giờ tại nhà. Quá trình tiêm có đội ngũ y tế hỗ trợ. Thời gian qua đã có nhiều trường hợp phản ứng sau tiêm nhưng ở mức độ cho phép.

“Trường hợp ở An Giang là trường hợp rất tiếc, mặc dù cơ sở y tế hỗ trợ kịp thời, xuyên suốt. Quan điểm của tôi vaccine là để bảo vệ cộng đồng, bảo vệ mỗi cá nhân. Mọi người không nên vì một trường hợp trong số hơn 830.000 trường hợp như vậy mà dừng tiêm hoặc nghi ngờ. Nên tiếp tục tiêm vaccine để tăng miễn dịch cộng đồng” - Thứ trưởng Sơn nói.

Từ kinh nghiệm chống dịch ở Đà Nẵng hồi tháng 7-2020 và có mặt ở hầu hết các điểm nóng dịch hơn một năm qua, Thứ trưởng Sơn cho rằng 22 tỉnh, thành có ca mắc COVID-19, nơi thì vài chục ca, nơi chỉ một, hai ca nhưng bất kể địa phương nào dù chỉ có một ca nhiễm trở lên đều phải rất cẩn thận, các biện pháp cách ly phải quyết liệt.

“Chúng ta đã có rất nhiều bài học rồi, cách ly có thể cách ly một vùng rộng lớn, một huyện, một xã hoặc có thể cách ly một tổ dân phố, đó phụ thuộc hoàn toàn vào địa phương. Bài học chống COVID-19 từ Đà Nẵng đó là cách ly nhiều điểm, nhiều khu dân cư nhỏ, việc này sẽ đảm bảo vừa khoanh vùng được từng nhóm nhỏ, vừa phát triển được kinh tế - xã hội. Bài học này vẫn còn nguyên giá trị và tôi nhận định nó rất hay” - Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nói.

Đảm bảo an toàn cho cơ sở y tế

Đánh giá về ổ dịch tại “thành trì chống dịch” - BV Bệnh nhiệt đới trung ương, Thứ trưởng Sơn cho biết với lượng bệnh nhân như hiện nay thì chưa hết công suất của BV Bệnh nhiệt đới trung ương.

Tuy nhiên, sức ép về tâm lý của nhân viên y tế (BV đang bị cách ly y tế) cần phải tính toán đến.

Bộ Y tế đã có nhiều phương án cho BV, trước mắt sẽ tiếp tục mở rộng các BV khác ở Hà Nội để điều trị các bệnh nhân COVID-19. Cụ thể trong ngày 9-5, 200 bệnh nhân của BV Bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở Kim Chung được chuyển đến BV Bạch Mai (cơ sở 2) ở Hà Nam nhằm giảm tải nguy cơ lây nhiễm chéo.

4 mũi chủ công quyết thắng đại dịch - ảnh 1
Phun hóa chất khử khuẩn tại BV K Tân Triều, Hà Nội. Ảnh: H.PHƯỢNG

Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh để hạn chế nguy cơ lây nhiễm COVID-19, trước và trong đợt dịch lần bốn này, Bộ Y tế luôn có các khuyến cáo với tất cả cơ sở y tế trên toàn quốc làm xét nghiệm COVID-19 cho nhân viên y tế, bệnh nhân, nhất là ở các khoa bệnh nặng như truyền nhiễm, hô hấp, hồi sức, thận nhân tạo…

Mới nhất, Bộ Y tế đã ban hành công văn yêu cầu tất cả BV trước khi bệnh nhân xuất viện phải lấy mẫu xét nghiệm COVID-19, nếu âm tính sẽ cho về địa phương và thông báo với CDC để giám sát.

Các BV được khuyến cáo giảm bớt người bệnh, bệnh nhân sau khi xét nghiệm âm tính sẽ chuyển sang BV có cùng chuyên khoa, chuyên ngành của tỉnh hoặc của địa phương. Thực hiện giãn cách đối với tất cả người nuôi bệnh, tuyệt đối hạn chế người thăm bệnh. Đội ngũ y, bác sĩ thì phải tăng cường trách nhiệm sàng lọc, đảm bảo an toàn phục vụ người bệnh.

“Những đợt dịch trước, trung bình mỗi đợt kéo dài khoảng một tháng. Hy vọng với chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Y tế, người dân sẽ tuân thủ, sớm dập được dịch” - ông Sơn nói.

Cân nhắc giãn cách giảm áp lực cho nhân viên y tế

Với gần 300 ca mắc trong cộng đồng ở 22 tỉnh, thành phố, số lượng F2, F3 cần truy vết rất lớn, một chuyên gia y tế cho rằng một số địa phương dịch đang căng thẳng nên cân nhắc giãn cách xã hội ngắn ngày. Việc này sẽ giúp CDC các địa phương và nhân viên y tế “dễ thở” hơn trong việc truy vết liên tục. 

Thủ tướng: Cứng rắn hơn, chặn dịch lây lan rộng
Thủ tướng: Cứng rắn hơn, chặn dịch lây lan rộng
(PL)- "Nơi nào để xảy ra dịch bệnh diện rộng, không thể tổ chức bầu cử, trì trệ kinh tế - xã hội do nguyên nhân chủ quan, dứt khoát phải xử lý người đứng đầu các cấp. Chúng ta không thể lơ là, chậm trễ thêm nữa!"

Xem thêm: lmth.510489-hcid-iad-gnaht-teyuq-gnoc-uhc-ium-4/ioh-ax/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“4 mũi chủ công quyết thắng đại dịch”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools