vĐồng tin tức tài chính 365

Thủ tướng: Không chủ quan trước dịch bệnh nhưng cũng đừng gây đình trệ

2021-05-10 16:03

Thủ tướng: Không chủ quan trước dịch bệnh nhưng cũng đừng gây đình trệ

Lan Nhi

(KTSG Online) - Chỉ trong buổi sáng 10-5, Bộ Y tế đã công bố 109 ca nhiễm Covid 19 trong cộng đồng, nâng tổng số ca lây nhiễm từ 27-4 đến nay là 442 ca nhiễm. Chính phủ đã chuẩn bị cho những kịch bản xấu nhất, không lơ là, chủ quan nhưng cũng kiên quyết không để đình trệ kinh tế, xã hội.

Hỏa tốc yêu cầu tăng cường phòng chống Covid-19 ở khu công nghiệp

Hà Nội phong tỏa từng điểm có dịch Covid 19 để tránh lan rộng, không phong tỏa toàn thành phố để đảm bảo thông thương và ổn định cuộc sống người dân Ảnh:TTXVN


Do tình hình dịch bệnh đã lan rộng tới 22 địa phương trên cả nước và số ca mắc mới ngày càng nhiều hơn, Chính phủ đã họp khẩn cấp (9-5) với các bộ ngành và các tỉnh biên giới Tây Nam, nơi tiếp giáp đường biên với các ổ dịch lớn. Đưa ra phương châm: “Không phòng ngự mà tấn công với nguy cơ dịch bệnh”, Chính phủ mới quán triệt quan điểm nơi nào để xảy ra dịch bệnh diện rộng, không thể tổ chức bầu cử, trì trệ kinh tế-xã hội do nguyên nhân chủ quan, dứt khoát phải xử lý người đứng đầu. Đồng thời dự liệu những tình huống xấu nhất để có giải pháp ứng phó phù hợp.

Lúng túng trong ứng phó dễ dẫn đến gây hoang mang

Chính phủ yêu cầu tùy từng địa phương, tùy tình hình để thực hiện giãn cách xã hội, hạn chế các hoạt động vui chơi, tập trung đông người một cách phù hợp, mục đích là để vừa đảm bảo chống dịch, vừa phát triển kinh tế-xãhội, sản xuất an toàn và tạo sinh kế cho người dân.

Bài học chống dịch thời gian qua được nhiều thành viên Chính phủ nhắc trong cuộc họp trực tuyến là tại nhiều địa phương, nhiều bệnh viện xảy ra ổ dịch cho thấy việc lơ là, chủ quan, không thực hiện đúng quy trình, quy định chống dịch theo đúng hướng dẫn là một thực tế gây hậu quả.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh việc cán bộ, nhất là người đứng đầu còn có những lúc lơ là, chủ quan. “Đến khi có dịch thì lúng túng, hốt hoảng, lo sợ, mất bình tĩnh, mất bản lĩnh, áp dụng các biện pháp cực đoan làm cho nhân dân hoang mang, sản xuất kinh doanh trì trệ”, ông nói.

Ông cũng yêu cầu các bộ ngành, địa phương rà soát tác động của các đối tượng bị ảnh hưởng do dịch bệnh, trên cơ sở đó có giải pháp hỗ trợ, khuyến khích phù hợp đảm bảo sản xuất kinh doanh và cuộc sống của người dân.
Như thực tế diễn ra từ những đợt dịch năm ngoái, Bộ Công Thương đã nhanh chóng phải có những giải pháp cách ly người nhưng đảm bảo thông thương hàng hóa ở những cửa khẩu giáp biên với Trung Quốc, để tránh tình trạng đóng cửa hoàn toàn các cửa khẩu thương mại. Song sau đó mấy tháng, ngay khi Hải Dương bị phong tỏa, Hải Phòng áp dụng các biện pháp cực đoan đối với các xe chở hàng hóa đi từ Hải Dương và đi qua Hải Dương đến Hải Phòng, làm cho đứt gãy chuỗi cung ứng nông sản trong nước và xuất khẩu, gây khó khăn cho nông dân ở Hải Dương. Chính phủ và các bộ đã nhiều lần đề nghị Hải Phòng áp dụng các biện pháp linh hoạt, phù hợp hơn nhưng địa phương này không thực hiện hoặc thực hiện không nhất quán.

Việt Nam đã trải qua 6 lần bùng phát dịch trong cộng đồng, ở các mức độ khác nhau. Mỗi lần nghe tin nơi này phong tỏa, nơi thì giãn cách, cộng đồng lại đặt câu hỏi: “Không biết giãn cách thế này đã hợp lý chưa? Đã cao nhất chưa?”. Đó là vì do chưa có một bộ tiêu chí rõ ràng về các cấp độ dịch và hướng dẫn xử lý. Thực tế, tại Hà Nội, Bắc Ninh có hàng chục ca nhiễm mỗi ngày nhưng chưa thực hiện giãn cách xã hội toàn tỉnh nhưng Thái Bình mới có 5 ca nhiễm thì lại thực hiện biện pháp cao nhất này. Doanh nghiệp lo lắng nhất là tình trạng “ngăn sông, cấm chợ” có thể tái diễn như trường hợp Hải Phòng đã làm cuối năm 2020.

Cần một bộ tiêu chí thống nhất về chống dịch

Theo ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), muốn đạt được “mục tiêu kép”, vừa chống dịch hiệu quả vừa ít gây tác động đến kinh tế, đến doanh nghiệp, rất cần bộ tiêu chí chống dịch để các địa phương thống nhất áp dụng.

Ví dụ có thể chia mức độ dịch thành 5 cấp gồm: Cấp 0: An toàn, không có dịch; cấp 1: Có ca dương tính số lượng ít. Hoặc chưa có ca dương tính, nhưng có nguy cơ dịch thâm nhập cao; cấp 2: Có nhiều ca dương tính, dịch có khả năng lây lan rộng, nguy cơ dịch thâm nhập rất cao; cấp 3: Dịch lây lan với tốc độ nhanh; cấp 4: Dịch bùng phát trên diện rộng, gây hậu quả nghiêm trọng. Đi kèm các cấp độ này là chỉ dẫn, nhận diện cho phù hợp.

Và tương ứng với mỗi cấp độ trên là một bộ hướng dẫn xử lý: Ở cấp 1 thì khuyến cáo người dân hạn chế ra đường, áp dụng 5K... Cấp 2 thì đóng cửa các dịch vụ không thiết yếu, cho học sinh nghỉ học... Cấp 3 áp dụng các biện pháp mạnh hơn và cấp 4 có thể giãn cách hoàn toàn, triệt để.

Chiếu vào tiêu chí trên, mỗi địa phương từ thôn, xã cho đến huyện, tỉnh tự xác định cấp độ dịch của mình, và nếu ở cấp độ nào thì áp dụng xử lý của cấp độ đó. “Tránh trường hợp dịch ở cấp độ 1 nhưng áp dụng xử lý ở cấp độ 4 chẳng hạn và ngược lại”, ông Hải nói.

“Nhưng ở cấp độ nào, thì vẫn phải tạo điều kiện cho hàng hóa lưu thông, đảm bảo cho các cửa ngõ trọng yếu của đất nước duy trì hoạt động, dù năng suất có thể giảm xuống. Hàng hóa không lưu thông, hay bộ máy logistics không vận hành, thì hậu quả đều rất lớn, và "mục tiêu kép" không thể nào thành hiện thực”, ông Hải nói thêm.

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an, Bộ Công Thương cũng phối hợp chặt chẽ với các lực lượng liên ngành tập trung triệt phá các ổ nhóm buôn lậu cộm cán. Bộ Công Thương kiến nghị các địa phương tiếp tục đẩy mạnh phối hợp liên ngành, chuyển tư duy phòng, chống buôn lậu sang “chủ động tấn công các “đầu nậu lớn”. Thủ tướng đề nghị Bộ Y tế phối hợp Bộ Công Thương bảo đảm thông quan hàng hoá sang Campuchia thuận lợi, vừa phòng, chống dịch vừa lưu thông hàng hoá.

 

Xem thêm: lmth.-ert-hnid-yag-gnud-gnuc-gnuhn-hneb-hcid-court-nauq-uhc-gnohk-gnout-uht/171613/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Thủ tướng: Không chủ quan trước dịch bệnh nhưng cũng đừng gây đình trệ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools