vĐồng tin tức tài chính 365

Vừa đảm bảo an ninh lương thực, vừa đẩy mạnh xuất khẩu gạo bền vững

2021-05-10 19:49

Lúa gạo có vai trò nòng cốt cho an ninh lương thực, cần đẩy mạnh tái cơ cấu ngành lúa gạo phát triển theo hướng bền vững, giá trị cao.

Giải pháp hiệu quả để đảm bảo an ninh lương thực

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT), “an ninh lương thực” không có nghĩa chỉ là đơn thuần tập trung tăng nguồn cung dự trữ lúa gạo, mà cần khuyến khích đa dạng hóa sản xuất và nguồn thu nhập của nông dân để giảm lượng gạo tiêu thụ trên đầu người và tăng tiêu thụ nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao.

Trong kế hoạch tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030, Bộ NNPTNT cho rằng, Nhà nước đẩy mạnh xây dựng các cơ chế, chính sách để đảm bảo sản xuất lúa gạo đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của toàn dân trong mọi tình huống; đồng thời hỗ trợ phát triển hệ thống phân phối gạo ở vùng sâu, vùng xa, vùng chuyên canh lâm nghiệp để người dân có thể tiếp cận nguồn cung gạo vào mọi thời điểm.

Các kho dự trữ gạo quốc gia được phân bố tại một số địa bàn nhạy cảm thiếu lương thực cục bộ để trường hợp những vùng khó khăn vào thời điểm giáp hạt hoặc gặp thiên tai, nhà nước hỗ trợ cung cấp gạo cứu đói kịp thời.

Hiện nay, ngành NNPTNT đang đẩy mạnh phát triển hệ thống giám sát an ninh lương thực và an ninh dinh dưỡng quốc gia, dự báo về tình hình sản xuất - tiêu thụ lúa gạo, dự báo các nguy cơ mất an ninh lương thực trong nước và trên thế giới để có biện pháp ứng phó sớm, từ xa. Từ đó, xây dựng cơ chế phối hợp, quản lý điều hành hoạt động dự trữ gạo lưu thông và dự trữ gạo quốc gia để đảm bảo nguồn cung gạo trong trường hợp khẩn cấp...

Nâng cao chất lượng lúa gạo, giảm lượng tiêu thụ trên đầu người

An ninh lương thực là vấn đề then chốt. Ảnh: Vũ Long
An ninh lương thực là vấn đề then chốt. Ảnh: Vũ Long

Theo Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT), một trong những nhiệm vụ lớn của ngành NNPTNT là từ nay đến năm 2030 phải tăng cường công tác thu thập, bảo tồn và sử dụng nguồn gen giống lúa để làm nguồn vật liệu di truyền lâu dài; hiện đại hóa cơ sở hạ tầng bảo tồn quỹ gen cây trồng quốc gia và số hóa dữ liệu quỹ gen giống lúa...

Theo ông Nguyễn Như Cường – Cục trưởng Cục Trồng trọt, ngành NNPTNT đang đẩy mạnh công tác nghiên cứu, chọn tạo giống lúa mới đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu, trong đó ưu tiên chọn tạo các giống lúa thơm, đặc sản, giống lúa có giá trị dinh dưỡng, lúa dược liệu; kết hợp đặc tính về chất lượng cao với tính chống chịu đối với biến đổi khí hậu và sâu bệnh hại chính;

Ứng dụng công nghệ hiện đại (công nghệ sinh học, tin học) trong chọn tạo giống lúa. Nghiên cứu cơ bản về di truyền và hệ gen cây lúa làm cơ sở cho chọn tạo giống. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện chứng nhận bảo hộ giống lúa mới.

Để đảm bảo vấn đề an ninh lương thực và xuất khẩu gạo bền vững, từ nay đến năm 2025, giữ diện tích đất lúa 3,6-3,7 triệu hecta, sản lượng lúa 40-41 triệu tấn. Xuất khẩu khoảng 5 triệu tấn gạo, trong đó loại gạo thơm, đặc sản và gạo japonica chiếm 40%, gạo nếp 20%, gạo trắng phẩm chất cao 20%, gạo phẩm cấp trung bình và thấp 15%, sản phẩm chế biến từ gạo 5%; tỉ lệ gạo xuất khẩu có thương hiệu trên 20%.

Bộ NNPTNT cũng chủ trương dần giảm diện tích trồng lúa, thay bằng các loại cây trồng mang lại giá trị cao hơn. Đến năm 2030, diện tích canh tác lúa giảm xuống 3,5 triệu hecta và linh hoạt diện tích gieo trồng, đảm bảo tối thiểu sản lượng 35 triệu tấn lúa/năm. Sản lượng lúa xuất khẩu cũng giảm xuống còn khoảng 4 tấn/năm, nhưng giá gạo xuất khẩu tăng theo phẩm cấp gạo chất lượng cao.

"Gạo thơm, đặc sản và gạo japonica chiếm 45%, gạo nếp 20%, gạo trắng phẩm chất cao 15%, gạo phẩm cấp trung bình và thấp 10%, sản phẩm chế biến từ gạo 10%; tỉ lệ gạo xuất khẩu có thương hiệu từ năm 2025 tăng lên trên 40% vào năm 2030"– ông Nguyễn Như Cường nói.

Xem thêm: odl.847709-gnuv-neb-oag-uahk-taux-hnam-yad-auv-cuht-gnoul-hnin-na-oab-mad-auv/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Vừa đảm bảo an ninh lương thực, vừa đẩy mạnh xuất khẩu gạo bền vững”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools