vĐồng tin tức tài chính 365

Người Mỹ lo lắng vì giá cả leo thang hàng loạt sau đại dịch Covid-19

2021-05-11 15:04

Trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát, Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã phải giữ lãi suất ở mức gần 0% trong thời gian dài chỉ vì mức lạm phát quá thấp, chưa đạt được mục tiêu 2%. Thế nhưng giờ đây sau khi người dân Mỹ đang phải trả nhiều tiền hơn cho mọi thứ trong khi thu nhập lại bị ảnh hưởng vì dịch bệnh.

Theo NielsenIQ, giá cả các mặt hàng tại Mỹ đang tăng mạnh do nhu cầu người dân đi lên vì lo ngại nguồn cung bị ảnh hưởng sau đại dịch. Các mặt hàng từ thịt chế biến đến nước rửa chén đã có tỷ lệ phần trăm tăng giá đạt 2 con số. Hậu quả là ngày càng nhiều người tiêu dùng Mỹ cảm thấy áp lực hơn sau đại dịch.

Cô Kaitlyn Vinson, một giám đốc tại Denver cho biết mình đã tiêu 275 USD tại cửa hàng của Costco với những sản phẩm như dao cạo hay bông ngoáy tai. Mức giá này là đắt hơn so với bình thường. Bản thân cô Vinson cũng đã phải chuyển từ hoa quả, trái cây tươi sang thực phẩm đông lạnh vì chúng rẻ hơn cũng như để được lâu hơn.

"Chúng tôi chấp nhận hy sinh những món ăn tôi thích để nấu những thứ rẻ hơn", cô Vinson thừa nhận.

Người Mỹ lo lắng vì giá cả leo thang hàng loạt sau đại dịch Covid-19 - Ảnh 1.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Mỹ

Trường hợp của cô Vinson không phải cá biệt khi giá cả leo thang trên khắp nước Mỹ. Kể từ đầu năm đến nay, giá dầu thô, ngũ cốc và nhiều mặt hàng nhu yếu phẩm khác đã tăng mạnh. Những công ty vận tải đã phải trả thêm tiền để vận chuyển nguyên vật liệu đến các nhà máy khi hệ thống logistic bị gián đoạn vì đại dịch, qua đó làm tăng chi phí thành phẩm.

Hãng Kellogg, chủ của thương hiệu khoai tây chiên Pringles nổi tiếng cho biết giá nguyên liệu, vận chuyển và nhân công tăng cao đã buộc họ cũng như nhiều công ty khác tăng giá.

"Chúng tôi chưa bao giờ chứng kiến tình trạng lạm phát như thế này trong rất nhiều năm qua", CEO Steve Cahillane thừa nhận.

Hiện các nhà đầu tư và chuyên gia kinh tế đang theo dõi sát sao tỷ lệ lạm phát vốn đã nằm yên nhiều năm tại Mỹ. Số liệu của Bộ lao động Mỹ cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của nền kinh tế số 1 thế giới đã tăng 2,6% cuối tháng 3/2021 so với cùng kỳ năm trước, mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 8/2018.

Với chi phí đầu vào tăng ở mọi mặt, nhiều công ty buộc phải tăng giá và họ cho rằng người tiêu dùng cũng hiểu được điều đó.

"Mọi người chứng kiến giá cả tăng ở mọi cửa hàng. Tôi không nghĩ là bất kỳ ai còn ngạc nhiên về điều đó hiện nay nữa", CEO Marc Bitzer của hãng Whirlpool nhận định.

Hoãn chi tiêu

Nhà đầu tư Warren Buffett đã từng nhận định vào đầu tháng 5/2021 rằng nền kinh tế Mỹ sẽ chứng kiến một đợt tăng lạm phát mạnh. CEO của Bershire Hathaway cho biết mọi thứ đang tăng giá và ai cũng hiểu được điều đó. Dù đây là dấu hiệu của nền kinh tế tăng trưởng nóng trở lại nhưng đáng tiếc là người tiêu dùng chưa sẵn sàng cho điều đó.

Đồng quan điểm, Chủ tịch Jerome Powell của FED vào cuối tháng 4/2021 đã cảnh báo áp lực lạm phát sẽ khiến chuỗi cung ứng hàng hóa gặp vấn đề tạm thời.

Người Mỹ lo lắng vì giá cả leo thang hàng loạt sau đại dịch Covid-19 - Ảnh 2.

Chủ tịch Chris Testa của United Natural Foods cho biết trên thực tế giá cả đáng phải tăng từ năm ngoái nhưng các công ty không muốn làm trầm trọng thêm tình hình lúc dịch bệnh đang bùng phát mạnh. Thậm chí nhiều hãng còn khuyến mãi hay giảm giá để giúp người dân, hệ quả là hiện nay nhiều mặt hàng phải tăng giá đến 10% để có thể sống sót sau dịch.

Đồng quan điểm, Phó chủ tịch Mike Ferguson của Topco Associates cho biết giá các mặt hàng như táo đã tăng 10-20% tùy chủng loại trong thời gian qua. Nhiều mặt hàng hoa quả khác như táo hay những đồ thực phẩm như dầu ăn, sốt mayonnaise... đều tăng giá vì chi phí đầu vào đi lên.

Không chỉ thực phẩm, người tiêu dùng Mỹ dưỡng như phải nhiều hơn ở mọi thứ sau đại dịch. Anh Devon Dalton, một giám đốc tại Charlotte-Mỹ cho biết gia đình mình đã phải trả cao hơn 20.000 USD so với dự kiến ban đầu để mua nhà.

"Mọi thứ trở nên đắt đỏ hơn và chúng tôi phải nghĩ đủ mọi cách để chi tiêu vừa đủ ngân sách", anh Devon thú nhận.

Tại các chuỗi nhà hàng đồ ăn nhanh, nhu cầu cao sau đại dịch cũng đẩy giá tăng mạnh. Chipote Mexican Grill đã tuyên bố vào tháng 4/2021 rằng họ sẽ nâng giá đồ ăn giao nhanh thêm 4%.

Chính sự tăng giá này đang khiến nhiều người phải đắn đo khi mua hàng, thậm chí hoãn các dự định chi tiêu để chờ mọi thứ ổn định lại.

Người Mỹ lo lắng vì giá cả leo thang hàng loạt sau đại dịch Covid-19 - Ảnh 3.

Lạm phát phi mã?

Theo hãng tin CNBC, nhiều nhà đầu tư đang lo lắng việc chính phủ Mỹ cung lượng lớn tiền ra thị trường cứu nền kinh tế sẽ thúc đẩy lạm phát phi mã. Thế nhưng các nghiên cứu chỉ ra rủi ro này là rất nhỏ. Những cuộc khủng hoảng lạm phát sẽ chỉ bùng nổ trong những điều kiện nhất định như hậu chiến tranh, chính phủ mất kiểm soát với nền kinh tế hay do những chính sách tiền tệ sai lầm trầm trọng.

Chủ tịch David Roche của hãng đầu tư Strategy nói với hãng tin CNBC rằng lạm phát tại Mỹ sẽ chỉ vào khoảng 3-4% đến giữa năm 2022 và luôn ổn định bởi chính phủ Mỹ sẽ can thiệp khi thị trường quá nóng. Tất nhiên mức lạm phát này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự hồi phục của nền kinh tế Mỹ khi làm xói mòn sức tiêu thụ trong bối cảnh thu nhập suy giảm.

Dẫu vậy Chủ tịch Roche cho rằng đây không phải vấn đề duy nhất chỉ có tại Mỹ, nhiều quốc gia như Ấn Độ cũng sẽ phải đối mặt với thách thức này nếu muốn hồi phục lại nền kinh tế.

*Nguồn: FinancialTimes, CNBC

Băng Tâm

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Xem thêm: nhc.96210841111501202-91-divoc-hcid-iad-uas-taol-gnah-gnaht-oel-ac-aig-iv-gnal-ol-ym-iougn/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Người Mỹ lo lắng vì giá cả leo thang hàng loạt sau đại dịch Covid-19”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools