Quy hoạch hệ thống thoát nước tại TP.HCM đã không còn phù hợp với hiện tại - Ảnh: L.P
Sở này nhận định TP.HCM nằm trong vùng chuyển tiếp giữa vùng đồi Đông Nam Bộ, có cao độ giảm dần từ phía bắc - đông bắc về nam - tây nam. Do đó, ngoài chịu ảnh hưởng bởi mưa, TP.HCM còn chịu ảnh hưởng của triều cường từ biển gây ảnh hưởng đến khả năng thoát nước.
Theo Quyết định 752 của Thủ tướng ban hành năm 2001, hệ thống thoát nước của TP.HCM chịu được mưa lớn trong 3h liên tục với lượng khoảng 95,91mm đối với kênh rạch, 85,36mm với cống cấp 2 và 75,5mm với cống cấp 3 và triều cường 1,32m.
Do biến đổi khí hậu nên tần suất mưa lớn tăng và lượng cũng cực đoan hơn. Giai đoạn từ năm 1962 đến 2001 chỉ có 9 cơn mưa lớn với lượng trên 100mm. Nhưng từ năm 2002 đến nay có tới 59 cơn mưa lớn, riêng trong năm 2020 có 7 cơn lượng từ 100mm-212mm.
Các cơn mưa này vượt công suất thiết kế của hệ thống thoát nước, gây ngập nặng nhiều khu vực.
Một yếu tố khác gây ngập cho TP.HCM là triều cường. Từ năm 1980 đến 2007, triều cường đo được tại các trạm đo luôn dưới 1,5m. Nhưng từ năm 2008 đến nay, biến đổi khí hậu làm xuất hiện các đợt triều cường cao, có thời điểm đạt 1,8m.
Sở này cho biết trong giai đoạn 2021-2025 sẽ tập trung giải quyết ngập bền vững cho khu vực trung tâm TP.HCM với diện tích 106,41km2, cơ bản giải quyết ngập nước cho các khu vực còn lại của thành phố. Đồng thời giữ vững không để tái ngập khu vực rộng 550km2 đã thực hiện giai đoạn 2016-2020.
Trong giai đoạn này sẽ tập trung xóa 18 điểm ngập còn lại của thành phố, xây dựng hệ thống thoát nước cho khu vực phía đông (TP Thủ Đức) và nạo vét các trục thoát nước khu vực phía nam kết hợp chỉnh trang đô thị.
TTO - “Rốn ngập” Nguyễn Hữu Cảnh ở Q.Bình Thạnh (TP.HCM) đã được đầu tư máy bơm, triển khai dự án nâng đường nhưng mưa xuống vẫn ngập sâu.
Xem thêm: mth.24404037111501202-poh-uhp-noc-gnohk-mchpt-iat-coun-taoht-ek-teiht/nv.ertiout