Như vậy, trong đợt quét trùng lặp này, chỉ có 1/9 luận văn đạt yêu cầu, được cấp chứng chỉ và chuẩn bị thủ tục bảo vệ luận văn thạc sĩ.
8 luận văn còn lại gửi trả học viên để chỉnh sửa trước khi tiến hành quét sự trùng lặp trong lần tiếp theo. Trong những đợt quét trước đó, số lượng người quét ít hơn, tỉ lệ đạt nhiều hơn.
PGS.TS Đặng Xuân Kiên - viện trưởng Viện đào tạo sau đại học Trường đại học Giao thông vận tải TP.HCM - cho biết nhiều luận án phải quét, sửa nhiều lần cho đến khi đạt yêu cầu về sự trùng lặp nội dung.
"Có thể có sự trùng lặp về câu chữ nhưng nội dung không hoàn toàn trùng lặp và thầy cô sẽ xem xét cụ thể nội dung trùng lắp ấy thế nào" - ông Kiên nói.
Tháng 10-2019, Trường đại học Giao thông vận tải TP.HCM ban hành quy định kiểm soát sự trùng lặp nhằm nâng cao chất lượng và tính trung thực của các luận án tiến sĩ, chuyên đề, luận văn thạc sĩ… tại trường.
- Quy định này cho phép trùng lặp tối đa 30% (không tính tỉ lệ trùng lặp của công thức toán học và hình ảnh). Số lượng quét tối đa ba lần đối với mỗi sản phẩm học thuật.
- Theo TS Nguyễn Hoàng Hải - phó trưởng phòng khoa học công nghệ Trường đại học Giao thông vận tải TP.HCM, không chỉ luận văn tiến sĩ, thạc sĩ, các sản phẩm học thuật khác của trường như đồ án tốt nghiệp đại học, bài báo khoa học đều phải quét sự trùng lặp để đảm bảo chất lượng và trung thực.
Hiện có rất nhiều trường đại học tại Việt Nam sử dụng Turnitin để chống đạo văn, phát hiện gian lận học thuật. Tuy nhiên, mức độ cho phép tỉ lệ trùng lặp ở các trường khác nhau.
Phầm mềm chống đạo văn
Turnitin là một trong những phần mềm được nhiều nước trên thế giới sử dụng. Đây là một hệ thống so sánh văn bản trong bài luận với cơ sở dữ liệu nguồn. Cơ sở dữ liệu nguồn của phần mềm Turnitin bao gồm các dữ liệu học thuật, ấn bản học thuật hơn 300 triệu bài luận, 110.000 ấn phẩm và 24 tỉ trang web khác nhau để đối chiếu.
Một số lỗi phổ biến được Turnitin phát hiện gồm lỗi nhân bản (sao chép 100% bài của người khác); lỗi sao chép những phần quan trọng của bài khác; lỗi thay đổi các từ và cụm từ chính nhưng nội dung không thay đổi; mượn phần lớn từ bài viết trước đây của chính mình mà không trích dẫn; sao chép nhiều bài luận vào bài của mình...
TTO - Bộ GD-ĐT vừa ban hành thông tư 40/2020/TT-BGDĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập.
Xem thêm: mth.962020121501202-nav-oad-gnohc-mem-nahp-teuq-ihk-uac-uey-tad-is-caht-nav-naul-9-1-ihc/nv.ertiout