vĐồng tin tức tài chính 365

Thủ tướng ủng hộ tăng tỉ lệ điều tiết ngân sách để lại cho TP Hồ Chí Minh

2021-05-14 11:28

Sáng 13/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có buổi làm việc đầu tiên với TP Hồ Chí Minh trên cương vị người đứng đầu Chính phủ. Đây là địa phương đầu tiên được Chính phủ chọn làm việc sau khi kiện toàn nhân sự.

Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, TP Hồ Chí Minh có vị trí hết sức quan trọng, là đầu tàu kinh tế của cả nước, thể hiện ở quy mô dân số, đóng góp GDP vào tổng ngân sách.

Thủ tướng ủng hộ tăng tỉ lệ điều tiết ngân sách để lại cho TP Hồ Chí Minh - Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận buổi làm việc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thời gian qua, thành phố cũng đạt được những thành tựu quan trọng về hiệu quả đầu tư. Thủ tướng đặc biệt biểu dương thành quả kiểm soát, phòng, chống dịch COVID-19 mặc dù TP Hồ Chí Minh là địa phương có nguy cơ cao.

"Phải khẳng định những thành tựu Thành phố đạt được là rất cơ bản và quyết định. Thay mặt Chính phủ, tôi ghi nhận, đánh giá cao nỗ lực của lãnh đạo, cấp ủy, chính quyền các cấp, quân và dân TP Hồ Chí Minh trong nhiệm kỳ vừa qua và những tháng đầu năm nay", Thủ tướng nhấn mạnh.

Tuy nhiên, Thủ tướng cũng chỉ ra một số hạn chế của TP Hồ Chí Minh như chưa thực sự xứng tầm với vai trò, vị thế, tiềm năng, lợi thế cạnh tranh và những cơ hội có được.

Cụ thể, trong giai đoạn 2016 - 2020, tăng trưởng kinh tế và triển khai 7 chương trình đột phá chưa đạt mục tiêu đề ra. Giải ngân đầu tư công còn chậm. Cơ cấu sử dụng đất chưa hợp lý, không gian phát triển đang thu hẹp và Thành phố vẫn chưa trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch Thành phố đến năm 2030, tầm nhìn năm 2045 theo quy định của Luật Quy hoạch.

Thủ tướng ủng hộ tăng tỉ lệ điều tiết ngân sách để lại cho TP Hồ Chí Minh - Ảnh 2.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, TP Hồ Chí Minh có vị trí hết sức quan trọng, là đầu tàu kinh tế của cả nước, thể hiện ở quy mô dân số, đóng góp GDP vào tổng ngân sách.

Việc phát huy vai trò đầu tàu trong liên kết, hợp tác với các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng ĐBSCL, Tây Nguyên còn những mặt hạn chế. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước còn chậm. Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu; khoa học, công nghệ chưa thực sự trở thành động lực phát triển. Tình hình an ninh trật tự còn nhiều vấn đề, cần nỗ lực giải quyết.

"Chúng ta thẳng thắn nhìn thẳng vào sự thật, không phải để tự ti, bi quan mà để phấn đấu mạnh mẽ hơn, tạo động lực phát triển", Thủ tướng chia sẻ với TP Hồ Chí Minh.

Nói về phương hướng cho TP Hồ Chí Minh thời gian tới, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị TP Hồ Chí Minh cần chuyển hướng mạnh mẽ từ phòng ngự, chống đỡ, bị động sang tấn công mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực.

Những vấn đề đã "chín", đã rõ, được thực tiễn chứng minh là đúng, thực hiện có hiệu quả, được đa số đồng tình thì tiếp tục thực hiện; những vấn đề chưa có quy định hoặc vượt quy định thì mạnh dạn thí điểm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội.

Thủ tướng ủng hộ tăng tỉ lệ ngân sách giữ lại TP Hồ Chí Minh

Về  các đề xuất, kiến nghị, Thủ tướng cho hay sau khi nhận được các đề xuất của thành phố, từ ngày 29/4 đến 11/5, Thường trực Chính phủ, các Phó thủ tướng phụ trách lĩnh vực và Thủ tướng có nhiều cuộc họp xem xét, thảo luận và cơ bản đồng tình với những kiến nghị của thành phố.

Thủ tướng nêu rõ quan điểm sẽ kiến nghị Quốc hội tháo gỡ, xử lý những nội dung thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Những việc gì thuộc trách nhiệm, quyền hạn của Chính phủ, Chính phủ sẽ giải quyết ngay. Việc gì của các Bộ ngành, địa phương, các bộ, ngành, địa phương phải chủ động giải quyết. 

Chính phủ sẽ tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, những việc TP Hồ Chí Minh làm tốt hơn Chính phủ thì sẵn sàng giao cho TP Hồ Chí Minh, cái gì người dân, doanh nghiệp, xã hội làm tốt hơn thì để người dân, xã hội, doanh nghiệp làm. Chính phủ, các cơ quan nhà nước tập trung thiết kế cơ chế, chính sách, hành lang pháp lý, công cụ kiểm tra, giám sát, khen thưởng, kỷ luật.

Trong các kiến nghị, đề xuất, Thủ tướng ủng hộ tối đa chủ trương điều chỉnh tỉ lệ điều tiết ngân sách cho TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2022 - 2025 là 23%, thay vì 18% như giai đoạn hiện nay. Chính phủ phối hợp với TP Hồ Chí Minh và các cơ quan liên quan để xuất với cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Với nguồn ngân sách tăng thêm, thành phố cần tập trung cho 3 đột phá chiến lược, ưu tiên tập trung cho đầu tư phát triển hạ tầng, nhất là các dự án trọng điểm.

Về chuyển quỹ nhà phục vụ tái định cư sang nhà ở xã hội, thương mại, Thủ tướng yêu cầu nếu chuyển sang nhà ở thương mại thì dứt khoát phải qua đấu giá để tránh tiêu cực, thất thoát. Về cải tạo chung cư cũ, Thủ tướng yêu cầu sửa đổi Nghị định 101/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 cho phù hợp thực tiễn để cải tạo không gian sống, môi trường, cảnh quan đô thị, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Văn phòng Chính phủ cùng với Thành phố tiếp thu đầy đủ các ý kiến, khẩn trương hoàn thiện, ban hành thông báo kết luận của Thủ tướng để các cơ quan, địa phương triển khai kịp thời, hiệu quả.

Tại cuộc làm việc, TP Hồ Chí Minh nêu 15 kiến nghị, đề xuất liên quan tới việc phân cấp, phân quyền cho Thành phố; điều chỉnh tỷ lệ điều tiết ngân sách cho Thành phố; công tác cổ phần hóa và hoạt động của doanh nghiệp nhà nước; mức vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025; xây dựng Đề án cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Thủ Đức; chuyển quỹ nhà tái định cư sang nhà ở xã hội, thương mại, xây dựng chung cư mới thay thế chung cư cũ; hỗ trợ nguồn vốn ngân sách nhà nước cho các dự án cao tốc TP Hồ Chí Minh - Mộc Bài, dự án khép kín đường Vành đai 3, dự án Vành đai 4…

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.49853321231501202-hnim-ihc-oh-pt-ohc-ial-ed-hcas-nagn-teit-ueid-el-it-gnat-oh-gnu-gnout-uht/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Thủ tướng ủng hộ tăng tỉ lệ điều tiết ngân sách để lại cho TP Hồ Chí Minh”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools