vĐồng tin tức tài chính 365

Ông Hứa Quốc Hưng nói 4 lý do khiến dự án Metro chậm tiến độ

2021-05-15 03:57

Chiều 14-5, ông Hứa Quốc Hưng, Trưởng ban quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM, cùng với các ứng cử viên đại biểu Quốc hội khoá XV đơn vị 2 đã có buổi tiếp xúc với cử tri quận Bình Thạnh, TP.HCM.

ung-cu-vien-binh-thanh
Các ứng cử viên đại biểu Quốc hội khoá XV tiếp xúc với cử tri quận Bình Thạnh. Ảnh: NGUYỆT NHI

Tại đây, nhiều cử tri bày tỏ với ông Hứa Quốc Hưng về các vấn đề liên quan đến chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi COVID-19, tiền lương cho người lao động, tiến độ dự án Metro,….

‘Mong muốn cuối cùng của bà ngoại tôi là đi Metro’ 

Cử tri Phạm Quốc Hùng nêu ý kiến: “Cử tri TP.HCM đang rất quan tâm hệ thống Metro nhưng tiến độ chậm quá, ông Hưng có thể cho biết nguyên nhân và biện pháp khắc phục không? Khi nào người dân TP được sử dụng phương tiện tiên tiến này để giảm kẹt xe”.

Trả lời cử tri, ông Hứa Quốc Hưng, Trưởng ban quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM, cho biết ông đã có tám năm công tác tại Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM.

Do đó, ông hiểu rõ, dự án này được sự mong chờ của người dân TP và cả nước. Tuy nhiên đến thời điểm này đã lỗi hẹn với người dân trên sáu lần về mốc tiến độ. 

hua-quoc-hung
Ông Hứa Quốc Hưng, Trưởng ban quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM, trả lời cử tri. Ảnh: NGUYỆT NHI

Ông Hưng cho biết, dự án Metro 1 này hiện đã hoàn thành 85%, dự kiến sẽ đưa vào hoạt động thử nghiệm vào giữa năm 2022 và đến cuối năm thì chính thức hoạt động thương mại. 

Nói về nguyên nhân chậm trễ, ông Hưng cho biết có bốn vấn đề.

Thứ nhất, đây là dự án trọng điểm quốc gia nên quy mô dự án và tổng mức đầu tư phải trình ra Quốc hội.

Thứ hai, điều quan trọng nhất của dự án này chính là công tác bồi thường giải phóng mặt bằng. Dự án thành công hay thất bại là do công tác này quyết định. 

Theo ông Hưng hiện nay văn bản liên quan đến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng cực kì nhiều khê, phải mất ít nhất 200 ngày để làm các văn bản liên quan cho thẩm định giá nhưng hầu như không có dự án nào thực hiện đúng 200 ngày. 

Thứ ba, ông Hưng nhìn nhận Luật có tính chu kì khoảng 10 năm thì phải điều chỉnh lại. Mỗi lần điều chỉnh thì phải đợi các Nghị định, Thông tư hướng dẫn kèm theo, mất từ sáu tháng đến một năm nên kéo dài việc thực hiện dự án.

Đối với tuyến metro, trong quá trình lập dự án, TP.HCM phải luôn điều chỉnh dự án, làm sao lấy đất công nhiều nhất có thể để giảm bớt diện tích đất phải thu hồi của người dân để giảm thiệt hại cho dân, không phải giải toả trắng. Do đó, mỗi lần điều chỉnh phải trình các cấp.

“Dự án này mỗi lần có ý kiến thì phải trình Bộ GTVT, lấy ý kiến các bộ, ngành khác mới quay về TP” – ông Hưng nói và hy vọng khi TP.HCM thực hiện chính quyền đô thị sẽ được phân cấp, phân quyền mạnh mẽ hơn. Từ đó, TP có thẩm quyền vay vốn với các tổ chức tín dụng đa phương, song phương quốc tế; như dự án này hiện nay do Chính phủ đứng ra vay tốn, sau đó TP.HCM vay lại.

hua-quoc-hung
Ông Hứa Quốc Hưng, Trưởng ban quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM trao đổi với cử tri, lãnh đạo quận Bình Thạnh sau hội nghị. Ảnh: NGUYỆT NHI

Thứ tư, nguyên nhân chậm trễ dự án là do tính chủ quan của người thực hiện dự án. “Là cá nhân trong Ban quản lý, tôi thừa nhận đây là dự án rất mới, phức tạp; khi thực hiện cần học hỏi, điều chỉnh từ từng cá nhân đến văn bản quy phạm pháp luật” – ông nói.

Chia sẻ với cử tri, ông Hứa Quốc Hưng cho biết ông rất trăn trở khi chưa được đặt chân lên chuyến tàu đầu tiên.

“Bà ngoại tôi khi còn sống có nói ba mong muốn lớn của ngoại. Một là đi qua hầm Thủ Thiêm, hai là đi qua cầu Rạch Miễu đều đã thực hiện được, còn mong muốn cuối cùng là đi trên chuyến Metro lại không thực hiện được” – ông Hưng nói.

Ông Hưng cam kết với cử tri nếu trúng cử sẽ theo đuổi kiến nghị các vấn đề liên quan đến việc thúc đẩy tiến độ bồi thường, thực hiện dự án, để người dân không phải bức xúc.

Lương 3-4 triệu chỉ đủ sống nếu trở về 7-8 năm trước

Cử tri Phạm Anh Trí nêu băn khoăn về chính sách tiền lương cho người lao động. Cử tri Trí cho biết ông xuất thân là công nhân sản xuất, nên hiểu rõ những băn khoăn của người lao động về chế độ tiền lương. 

cu-tri-binh-thanh
Cử tri Phạm Anh Trí nêu ý kiến về chế độ tiền lương cho công nhân. Ảnh: NGUYỆT NHI

“Tôi thấy rằng cơ chế áp dụng mức lương tối thiểu vùng hiện tại quá lỗi thời, lạc hậu. Với mức lương hiện tại ở vùng IV là hơn 3 triệu, vùng I là hơn 4 triệu đồng chỉ đủ sống nếu cách đây bảy, tám năm trước” – ông Trí nói và cho biết để người lao động đủ sống ở TP.HCM thì thu nhập phải đạt 8-10 triệu đồng.

Ông nói thêm: “Trong khi đó năng lực của công nhân Việt Nam tại các khu chế xuất, khu công nghiệp không hề thua kém công nhân tại các nước xung quanh, thậm chí còn cao hơn về tính sáng tạo”.

Trả lời cử tri, ông Hứa Quốc Hưng cho biết mức lương tối thiểu vùng được Hội đồng tiền lương quốc gia tính toán trên một số các chỉ số: tốc độ tăng trưởng GDP, chỉ số giá tiêu dùng CPI, tiền lương trung bình tối thiểu của người lao động.

cu-tri-binh-thanh
Các ứng cử viên đại biểu Quốc hội khoá XV đơn vị 2 trao đổi sau hội nghị. Ảnh: NGUYỆT NHI

Theo ông Hưng, việc điều chỉnh lương tối thiểu phải từ năng suất lao động của người lao động để mang lại giá trị GDP cao. Tuy nhiên chưa nhắc đến mức sống tối thiểu vùng. Trong đó, mức sống tối thiểu vùng là mức cơ bản, tối thiểu để người lao động và gia đình họ đủ sống.

“Tôi rất trăn trở và đã từng có kiến nghị với Hội đồng tiền lương quốc gia, công đoàn rằng phải tình mức lương tối thiểu vùng đầy đủ, mang tính thực tiễn từ cuộc sống, có khảo sát đánh giá từ các vùng và người lao động để thấy mức sống tối thiểu của họ bao nhiêu để tính toán” – ông Hưng chia sẻ.

tran-kim-yen
Ứng cử viên Trần Kim Yến, Bí thư Quận uỷ quận 1, trả lời cử tri. Ảnh: NGUYỆT NHI

Về việc này, ứng cử viên Trần Kim Yến, Bí thư Quận uỷ quận 1, cho biết trong quá trình làm Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP, bà nhận thấy việc Chính Phủ ban hành Nghị định về tiền lương tối thiểu vùng chưa đáp ứng mong muốn của người lao động và cả người sử dụng lao động.

Do vậy, Quốc hội khoá 14 đã đề xuất về ban hành Luật tiền lương tối thiểu nhưng việc xây dựng một dự án Luật cần phải có thời gian. Bà Yến hứa nếu trúng cử sẽ kiên trì theo đuổi việc này.

Bà Nguyễn Thị Hiệp nói về giải pháp giảm quá tải cho bệnh viện

Tại hội nghị, cử tri Đinh Độc Lập đã đặt câu hỏi cho ứng cử viên Nguyễn Thị Hiệp, Trường Đại học quốc tế (ĐHQG TP.HCM).

“Bà có kế hoạch gì để giảm số người đi khám bệnh ở nội thành để giảm quá tải cho bệnh viện không?” – cử tri Lập nói.

Nguyen-thi-hiep
Ứng cử viên Nguyễn Thị Hiệp, Trường Đại học quốc tế (ĐHQG TP.HCM), trả lời cử tri. Ảnh: NGUYỆT NHI

Trả lời cử tri, bà Nguyễn Thị Hiệp nói đây cũng chính là đề tài khoa học mà bà đạt giải ở Mỹ.

Theo bà Hiệp, nguyên nhân đầu tiên của việc này là bệnh nhân không tin tưởng vào đội ngũ y tế ở ngoại thành. Trong đó, một số nơi đào tạo ngành y nhưng không thực hành nhiều mà ‘học chạy’ nên không có nhiều kinh nghiệm điều trị khiến người dân không tin tưởng.

Bà Hiệp cho rằng cần phổ biến việc chăm sóc y tế tại nhà. Chẳng hạn như kiểm tra sức khoẻ có thể lấy máu tại nhà. Hay mô hình Bác sĩ gia đình cũng sẽ giảm tải áp lực lên bệnh viện. “Vì nhiều bệnh nhân chỉ muốn vào bệnh viện cho an tâm thôi chứ các trường hợp người già có thể được hướng dẫn chăm sóc tại nhà” – bà Hiệp nói.

Ngoài ra, biện pháp cá nhân hoá hồ sơ bệnh nhân cũng được bà Hiệp nhấn mạnh. Bà cho rằng thông qua hình thức này, người dân dù đi mua thuốc ở nhà thuốc nào thì nơi đó có thể biết bệnh nhân thích hợp hoặc không thích hợp với loại thuốc nào vì được lưu trữ trên hệ thống. Từ đó, giúp việc kê đơn và điều trị hiệu quả.

 


Xem thêm: lmth.562589-od-neit-mahc-ortem-na-ud-neihk-od-yl-4-ion-gnuh-couq-auh-gno/us-ioht/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Ông Hứa Quốc Hưng nói 4 lý do khiến dự án Metro chậm tiến độ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools