Thị trường chứng khoán ghi nhận việc các chỉ số tăng điểm ngay từ đầu phiên giao dịch trước việc sắ xanh chiếm ưu thế đáng kể ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn. Tâm điểm của thị trường phiên 14/5 tiếp tục tập trung vào nhóm cổ phiếu ngân hàng và chứng khoán. Nhiều cổ phiếu thuộc 2 nhóm ngành này đồng loạt tăng giá và giúp giữ được sắc xanh của 2 chỉ số chính VN-Index và HNX-Index.
Tuy nhên, tương tự như các phiên gần đây, lực bán dâng cao khiến nhiều cổ phiếu lớn khác giảm giá và tạo áp lực khiến các chỉ số rung lắc và thu hẹp đáng kể đà tăng giá. HNX-Index giao dịch toàn bộ thời gian của phiên ở mức giá xanh nhờ vào lực đẩy rất lớn đến từ SHB khi cổ phiếu này tăng trần lên 28.600 đồng/cp.
Trong khi đó, các cổ phiếu như SSB, VCI, MSN, HDB, VPB, MWG, VIB, PLX.. đồng loạt tăng giá mạnh và giúp giữ được sắc xanh của VN-Index. SSB chốt phiên ở mức giá trần 30.250 đồng/cp, MSN tăng 5% lên 108.100 đồng/cp, HDB tăng 3% lên 31.200 đồng/cp, MWG tăng 1,8% lên 142.500 đồng/cp.
Ở chiều ngược lại, các cổ phiếu như PVD, GAS, CTD, VNM… chìm trong sắc đỏ và gây nhiều trở ngại đến đường đi của VNN-Index. PVD giảm sâu 2,9%, GAS giảm 1,8%, VNM giảm 1,1%.
Tại nhóm cổ phiếu bất động sản, THD biến động tích cực và cùng với SHB là 2 cổ phiếu tác động tích cực nhất đến HNX-Index. Chốt phiên THD tăng 1,5% lên 193.600 đồng/cp. Bên cạnh đó, trong số các mã bất động sản lớn, NVL và VHM cũng tăng giá, trong đó, NVL tăng nhẹ 0,1% lên 134.100 đồng/cp, VHM tăng 0,2% lên 97.200 đồng/cp. Ở hướng ngược lại, VRE và VIC đều có mức giảm giá nhẹ.
Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên năm 2021 mới công bố, VIC ặt mục tiêu doanh thu thuần 170.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế khoảng 4.500 tỷ đồng, lần lượt tăng 54% và giảm 1% so với kết quả năm 2020. HĐQT trình phương án chi trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 12,5% (cổ đông sở hữu 1.000 cổ phiếu được nhận 125 cổ phiếu mới).
Điểm đáng chú ý nữa ở phiên 14/5 đó là việc nhiều cổ phiếu bất động sản có yếu tố thị trường cao như NTB, CLG, FLC, SJS, TDH… đều đồng loạt tăng trần. TDH đã có 3 phiên tăng giá liên tiếp sau khi công bố BCTC kiểm toán năm 2020 với lỗ ròng tăng mạnh từ 30 tỷ đồng (báo cáo tự lập) lên đến 363 tỷ đồng, tức tăng thêm 333 tỷ đồng. Nguyên nhân dẫn đến việc điều chỉnh này là do trong báo cáo kiểm toán, chi phí quản lý doanh nghiệp được điều chỉnh tăng cao lên gấp 4 lần từ 96 tỷ đồng lên 403 tỷ đồng, trong đó, khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi chiếm 307 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, TCH cũng tăng 2,3% lên 22.500 đồng/cp, DIG tăng 2% lên 28.600 đồng/cp, HPX tăng 1,9% lên 34.550 đồng/cp, KDH tăng 1,5% lên 37.250 đồng/cp, PDR tăng 1,3% lên 72.000 đồng/cp.
Nhìn chung dù có khá nhiều cổ phiếu bất động sản bứt phá ở phiên 14/5 nhưng sự phân hóa vẫn diễn ra khá mạnh ở nhóm ngành này. Nhiều cổ phiếu bất động sản giảm giá đáng chú ý có BII, DXG, CII, CRE, KBC, NLG, SCR… tuy nhiên, mức giảm của các cổ phiếu này đa phần dưới 2%.
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 4,37 điểm (0,35%) lên 1.266,36 điểm. Toàn sàn có 190 mã tăng, 220 mã giảm và 48 mã đứng giá. HNX-Index tăng 7,69 điểm (2,68%) lên 294,72 điểm. Toàn sàn có 100 mã tăng, 108 mã giảm và 63 mã đứng giá. UPCoM-Index giảm 0,17 điểm (-0,21%) xuống 81 điểm.
Thanh khoản phiên 14/5 ở mức tương đương phiên trước. Tổng khối lượng giao dịch đạt 976,4 triệu cổ phiếu, trị giá 26.400 tỷ đồng. FLC là cổ phiếu bất động sản duy nhất nằm trong danh sách mua ròng mạnh của khối ngoại với 42 tỷ đồng.
Khối ngoại giao dịch tiêu cực hơn khi đẩy mạnh bán ròng gần 1.700 tỷ đồng trên toàn thị trường. VIC và VHM là 2 mã bất động sản nằm trong danh sách bán ròng mạnh của khối ngoại với lần lượt 144 tỷ đồng và 52,7 tỷ đồng. Chiều ngược lại, DIG và KBC là 2 mã bất động sản nằm trong danh sách mua ròng mạnh của dòng vốn này nhưng giá trị chỉ lần lượt là 7,3 tỷ đồng và 5 tỷ đồng.
Như vậy, thị trường tăng điểm trong tuần thứ hai liên tiếp với thanh khoản gia tăng. Cụ thể, kết thúc tuần giao dịch, VN-Index tăng 24,55 điểm (2%) lên 1.266,36 điểm; HNX-Index tăng 14,86 điểm (5,3%) lên 294,72 điểm. Thanh khoản trên hai sàn niêm yết tăng so với tuần trước với trung bình khoảng 24.600 tỷ đồng giao dịch mỗi phiên trên hai sàn. Giá trị giao dịch trên HoSE tăng 29,3% lên 110.384 tỷ đồng tương ứng với khối lượng giao dịch tăng 20,6% lên gần 3,7 tỷ cổ phiếu; giá trị giao dịch trên HNX tăng 40,6% lên 12.807 tỷ đồng tương ứng với khối lượng giao dịch tăng 28,4% lên 609 triệu cổ phiếu.
Theo phân tích của CTCP Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS), thị trường có tuần tăng điểm thứ hai liên tiếp với thanh khoản gia tăng và cao hơn mức trung bình 20 tuần cho thấy dòng tiền vẫn tiếp tục đổ vào thị trường và tâm lý nhà đầu tư hiện tại là khá tích cực. Và cuối cùng thì sau 5 tuần chinh phục, VN-Index đã chính thức kết tuần trên ngưỡng 1.250 điểm. Trên góc độ sóng elliot, điều này mở ra cơ hội cho việc sóng tăng 5 có thể tiếp tục nối dài trong thời gian tới với mục tiêu đợt này là quanh ngưỡng 1.325 điểm. Tuy nhiên, việc khối ngoại tiếp tục bán ròng mạnh trong tuần qua với hơn 3.600 tỷ đồng và có thể tiếp tục trong tuần tới sẽ là một trở ngại cho đà tăng hiện tại.
Bên cạnh đó, trên thị trường phái sinh, các hợp đồng tương lai VN30 đều đang thấp hơn chỉ số cơ sở VN30 từ 6 đến 17 điểm cho thấy các trader vẫn thận trọng. SHS cho rằng đà tăng có thể tiếp tục nhưng với đư địa tăng không lớn. Do đó, trong tuần giao dịch tiếp theo 17/5-21/5, thị trường có thể tiếp tục tăng điểm để hướng đến mục tiêu của sóng tăng 5 quanh 1.325 điểm. Ngưỡng hỗ trợ gần nhất quanh 1.250 điểm (MA20) là vùng mà nhà đầu tư có thể gia tăng tỷ trọng các vị thế ngắn hạn nếu có nhịp chỉnh về đây.
Xem thêm: lmth.33630000042210202-5-41-neihp-gnort-nart-gnat-sdb-ueihp-oc-taol-gnah/nv.semitaer