Tuyển sinh và đào tạo
Theo đó, hệ đào tạo Thạc sĩ chính quy có các chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng; Kế toán tài chính và Quản trị kinh doanh.
Hệ đào tạo Đại học chính quy gồm: Tài chính - Ngân hàng; Kế toán tài chính; Kiểm toán; Quản trị kinh doanh; Kinh doanh thương mại; Công nghệ thông tin; Ngôn ngữ Anh và Luật kinh tế.
Hệ đào tạo Liên thông Đại học chính quy gồm: Tài chính - Ngân hàng và Kế toán.
Hệ đào tạo liên kết với Đại học Birmingham City.
Lễ khai giảng năm học mới của Trường ĐH Tài chính Ngân hàng Hà Nội
Về đối tượng dự thi và xét tuyển
Hệ đào tạo Thạc sĩ chính qui: Thí sinh dự thi phải tốt nghiệp Đại học theo quy định của Nhà trường và của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Hệ đào tạo Đại học chính quy: Thí sinh dự xét tuyển phải tốt nghiệp THPT theo quy định của Nhà trường và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Hệ đào tạo Liên thông Đại học chính quy: Thí sinh dự thi phải tốt nghiệp cao đẳng theo quy định của Nhà trường và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Tổng chỉ tiêu năm 2021 hệ đào tạo thạc sĩ chính quy các ngành là 94, hệ đào tạo chính quy các chuyên ngành là 1.000, hệ đào tạo liên thông các ngành là 100, hệ đào tạo liên kết với đại học Birmingham City là 200.
Sinh viên trường ĐH Tài chính ngân hàng Hà Nội trong buổi chụp hình cuối năm học
Phương thức thi tuyển và xét tuyển
Hệ đào tạo Thạc sĩ chính qui Nhà trường tổ chức hướng dẫn ôn tập và dự thi tại trường, tại Hà Nội.
Hệ đào tạo Liên thông Đại học chính qui Nhà trường tổ chức hướng dẫn ôn tập và dự thi tại trường, tại Hà Nội.
Hệ đào tạo Đại học chính qui Nhà trường xét tuyển theo kết quả thi THPT 80% tổng chỉ tiêu và xét kết quả học tập THPT (xét học bạ) 20% /tổng chỉ tiêu.
Đối với các ngành đào tạo Tài chính – Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán, Quản trị kinh doanh, Kinh doanh thương mại, Luật Kinh tế và Công nghệ thông tin
Sinh viên chụp hình lưu niệm trong ngày tốt nghiệp
- Các tổ hợp xét tuyển: A00, A01, D01, C04;
- Xét tuyển từ kết quả kỳ thi THPT quốc gia: Thí sinh tốt nghiệp THPT và điểm xét tuyển từ 15,5 điểm trở lên (bằng với điểm xét tuyển vào trường năm 2020);
- Xét tuyển từ kết quả học tập THPT (xét học bạ): thí sinh tốt nghiệp THPT. Tổng điểm trung bình của 3 môn theo tổ hợp xét tuyển năm lớp 10, lớp 11, lớp 12 (6 học kỳ) từ 18 điểm trở lên, trong đó môn Toán không nhỏ hơn 6,0 điểm.
Đối với ngành đào tạo Ngôn Ngữ Anh
- Các tổ hợp xét tuyển: A01, D01;
- Chỉ xét tuyển từ kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia. Điểm thi môn tiếng Anh từ 6,0 điểm trở lên. Môn tiếng Anh được nhân hệ số 2.
Đối với các ngành đào tạo Chất lượng cao
- Các tổ hợp xét tuyển: A00, A01, D01, C04;
- Chỉ xét tuyển từ kết quả kỳ thi THPT quốc gia: Thí sinh tốt nghiệp THPT và điểm xét tuyển từ 15,5 điểm trở lên (bằng với điểm xét tuyển vào trường năm 2020).
Nhà trường được phép tuyển sinh trong cả nước theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Điểm ưu tiên theo khu vực và đối tượng ưu tiên được thực hiện theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Lệ phí xét tuyển và học phí
Lệ phí xét tuyển và thi tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Học phí đối với đào tạo Hệ Thạc sĩ: 1.200.000 VNĐ/1 tín chỉ. Đối với đào tạo Đại học chính quy: 600.000 VNĐ/1 tín chỉ.Đối với đào tạo Đại học chất lượng cao: 1.000.000 VNĐ/1 tín chỉ.
* Thông tin chi tiết xin liên hệ: Trường Đại học Tài chính - Ngân Hàng Hà Nội.
* Website: www. fbu.edu.vn
* Facebook: Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội
* Địa chỉ: Số 136 đường Phạm Văn Đồng, P. Xuân Đỉnh, Q. Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội
* Điện thoại: 024 3793 1340; 0986046776; 0972727280; 090468766; 0968938840; 0973442189; 0906080116; 0989647874.