Thời gian này, bà Xê (quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh) bận rộn hơn vì 2 cháu nghỉ học. Vừa phải trông cháu vừa phải cơm nước cho gia đình khiến quỹ thời gian của bà eo hẹp. Bà đã học cách đi chợ online để có nhiều thời gian hơn, thuận tiện hơn khi không phải đi chợ trong bối cảnh dịch dã. Việc thanh toán cũng tiện lợi vì các con của bà sẽ chuyển khoản cho cửa hàng.
"Mỗi buổi sáng tôi thường dậy sớm để đi chợ. Từ ngày có dịch tới giờ, tôi không đi chợ nữa mà đặt hàng qua online, cái gì cũng có, cái gì cũng ngon, không thích thì mình đổi lại. Nếu hết dịch, thì tôi vẫn đặt hàng online", bà Đỗ Thị Xê cho biết.
Đại diện một cửa hàng cũng ghi nhận sự chuyển biến từ khi có dịch, thói quen của người tiêu dùng đã thay đổi. Số người mua hàng online chiếm 97%, đặc biệt là sự gia tăng của nhóm người dùng trung niên.
Đi chợ online đang mang lại nhiều tiện lợi cho người tiêu dùng.
Các chuyên gia bán lẻ đánh giá, thị trường Việt Nam cũng đang có những điều kiện đặc biệt để kích thích tệp người dùng mới là nhóm khách hàng trung niên cho thương mại điện tử.
"Thị trường thương mại điện tử Việt Nam đang có động lực tăng trưởng rất tốt. Giai đoạn đại dịch bùng phát đã phần nào kích thích nhu cầu tiêu dùng trực tuyến, chuyển đổi nhanh hơn hành vi tiêu dùng. Tuy nhiên cùng lúc, việc chống dịch thành công đã giúp doanh nghiệp Việt vẫn trụ được để đón đầu xu hướng tiêu dùng bùng nổ sau dịch", ông Deridian Nurhalim, chuyên viên Truyền thông - Marketing, iPrice Singapore, nhận định.
Khác với đi chợ truyền thống phải mất nhiều thời gian và không truy xuất được nguồn gốc xuất xứ, đi chợ online đang mang lại khá nhiều tiện lợi cho người tiêu dùng như: giúp người dân tránh khỏi nguy cơ lây lan dịch bệnh, tiết kiệm thời gian, truy xuất được nguồn gốc và giá cả cũng ổn định…
VTV.vn - Trong những ngày cuối tuần vừa qua, những câu chuyện tiêu dùng nào đang được cộng đồng mạng quan tâm?
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.1702338051501202-hcid-aum-gnort-on-gnub-enilno-ohc-id/et-hnik/nv.vtv