vĐồng tin tức tài chính 365

4 phẩm chất của người thông minh, hãy kiểm nghiệm xem bạn sở hữu mấy điều trong đó

2021-05-15 18:04

Tôi may mắn được giao lưu và học hỏi từ rất nhiều người thông minh. Từ những năm tôi là một nhà khoa học nghiên cứu cho đến tư cách là một nhà phát triển phần mềm khi tham gia xây dựng các dự án. Trong suốt chặng đường ấy, đội của tôi phải đối mặt với những thách thức khó khăn và đôi khi thất bại. Nhưng chúng tôi luôn cố tạo ra thành công bằng nỗ lực của chính mình.

Dù bất kể dự án hay lĩnh vực nào, trong những người đặc biệt mà tôi đã làm việc cùng, tôi đều thấy bốn phẩm chất mà những người thông minh thường có. Những phẩm chất này đã giúp họ đạt được mục tiêu, phát triển bản thân và học hỏi nhiều hơn. Xem xét những phẩm chất này và đánh giá liệu chúng có thể giúp bạn đổi mới, quản lý công việc và các mối quan hệ của bạn tốt hơn, đưa ra quyết định thông minh hơn và sống một cuộc sống hạnh phúc hơn hay không.

#1. Họ loại bỏ sự lộn xộn

Người thông minh luôn cố gắng làm sáng tỏ mọi thứ. Trong cuộc sống, các dự định, mục tiêu và ý tưởng , họ đều cố gắng loại bỏ (hoặc ít nhất giảm bớt) sự lộn xộn.

Những người thông minh đặt ra một mục đích rõ ràng (lý do tại sao) giúp họ xác định những trở ngại của cuộc sống. Họ xác định các việc cần làm cho bản thân (ví dụ: được thăng chức, có bằng cấp), cho mục đích cá nhân (ví dụ: mua nhà cho bố mẹ tôi, cho con tôi đi học đại học) và mục đích cộng đồng (ví dụ: chống đói nghèo, xóa bỏ bệnh tật). Bất cứ điều gì cuộc sống bắt họ đối mặt, họ biết cách phản ứng. Như Friedrich Nietzsche đã nói: "Một người có lý do sống thì có thể vượt qua tất cả."

Những người thông minh thường biết cách kiểm soát suy nghĩ và cảm xúc của họ thường xuyên. Thông qua việc thiền định, xem xét nội tâm và chánh niệm, họ loại bỏ những suy nghĩ xấu và học cách làm dịu sự hỗn loạn trong tâm trí. Họ dành nhiều thời gian cho sự tĩnh lặng và yên bình.

Những người thông minh thường là những người theo chủ nghĩa tối giản. Họ dọn dẹp không gian vật lý (nhà ở, không gian làm việc), không gian kỹ thuật số (điện thoại, máy tính xách tay, mạng xã hội) và đời sống xã hội (mối quan hệ với người khác). Họ yêu quý những thứ làm tăng giá trị cho cuộc sống của họ, những người nâng đỡ họ, buông bỏ những thứ, những người khiến họ thất vọng.

#2. Họ tạo ra những cơ hội

Những người thông minh tìm thấy cơ hội trong những vấn đề của mình. Họ suy nghĩ từ những nguyên lý đầu tiên, phân tích một tình huống thành những chân lý cơ bản của nó: "Điều gì chúng ta chắc chắn là đúng? Điều gì nằm trong tầm kiểm soát của chúng ta và điều gì không?" Họ chọn lọc được các sự thật trong các giả định, khiến các câu trả lời xuất hiện một cách tự nhiên.

Những người thông minh thiết kế và lập kế hoạch một cách tỉ mỉ. Họ biết rằng một lộ trình vững vàng là công thức để nắm lấy cơ hội và không lập kế hoạch sẽ dẫn đến thất bại. Nếu không chắc phải làm gì và làm như thế nào, những người thông minh sẽ đảo ngược lại. Họ sẽ hình dung ra cuộc sống mà họ không muốn sống, những điều họ không muốn đạt được, sự nghiệp mà họ không muốn có. Họ biết rằng việc đảo ngược thường làm rõ bức tranh, giúp họ thấy rõ điều gì quan trọng và điều gì không.

Người thông minh thường nghĩ ngược lại. Trong suy nghĩ, họ khởi đầu từ điểm kết thúc và quay ngược trở lại trạng thái hiện tại, khiến cho con đường dẫn đến kết quả rõ ràng hơn. Họ tiếp bước Steve Jobs, người từng nói: "Bạn chỉ có thể kết nối các dấu chấm khi nhìn về phía sau, không phải phía trước."

Những người thông minh coi thất bại như cơ hội của nhà khoa học. Thay vì lo lắng khi thất bại, họ đón nhận nó với sự tò mò và coi đó là cơ hội để làm tốt hơn trong những thí nghiệm tiếp theo. Họ biết rằng thất bại không thể hiện giá trị của họ mà là một phần của quá trình tiến bộ.

#3. Họ tối đa hóa xác suất

Người thông minh tránh suy nghĩ rạch ròi: tốt hay xấu, thông minh và ngu ngốc, thành công và thất bại. Thay vào đó, họ xem thế giới như một tập hợp các xác suất. Khi họ tìm kiếm điều gì, họ vững vàng bước trên con đường mình chọn và hành động để tối đa hóa khả năng thành công.

Những người thông minh hiểu rằng thực thi sẽ tối đa hóa tiến độ. Họ giảm thiểu trở ngại bằng thói quen và hệ thống. Họ bắt đầu ngay lập tức và không bao giờ dựa vào động lực dù biết rằng động lực luôn đưa họ về phía trước.

Thay vì dành hàng giờ đồng hồ để hoàn thành công việc, những người thông minh dành thời gian để giải tỏa tâm trí và tiếp thêm năng lượng cho sự sáng tạo của mình. Theo bước Thomas Edison, Salvador Dali và Albert Einstein, những người thông minh thường có những giấc ngủ ngắn, đi bộ một mình, thư giãn tầm mắt và chơi nhạc. Họ để tâm trí và suy nghĩ thảnh thơi thay vì nhốt mình trước màn hình đợi những ý tưởng tuyệt vời chẳng mấy khi xuất hiện.

Những người thông minh học, ghi nhớ và hiểu mọi thứ ở mức độ sâu hơn thông qua hình ảnh sống động, phép ẩn dụ, liên tưởng và những câu chuyện. Họ hiểu rằng cảm xúc là yếu tố quyết định để học hỏi và lưu giữ. Theo lời của Maya Angelou: "Mọi người sẽ quên những gì bạn nói, những điều bạn làm, nhưng mọi người sẽ không bao giờ quên cảm xúc bạn gây ra cho họ."

Những người thông minh biết rằng suy nghĩ là một kỹ năng. Và giống như bất kỳ kỹ năng nào, họ có thể cải thiện nó. Họ tìm kiếm và học hỏi các mô hình tư duy mới, hấp thụ các nội dung làm phong phú thêm tư duy của họ và khám phá các quan điểm khác nhau. Họ sống theo phương châm của Ngài Isaac Newton: "Nếu tôi nhìn được xa hơn thì đó là bằng cách đứng trên vai của những người khổng lồ."

#4. Họ luôn cải thiện bản thân

Những người thông minh hiểu rằng phát triển bản thân cần một nỗ lực tổng thể chứ không phải là từng phần. Họ không làm tổn hại đến các mối quan hệ của mình để có được nhiều người theo dõi. Họ không hy sinh sức khỏe vì sự giàu có và chắc chắn họ không đánh đổi danh dự với quyền lực. Thay vào đó, họ tìm cách làm phong phú tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống: giấc ngủ, tư thế, hơi thở, dinh dưỡng, mối quan hệ với mọi người và bản thân.

Dù mục tiêu của họ là gì, những người thông minh hiểu rằng góp ý là chìa khóa để làm chủ. Nó giúp họ điều chỉnh những gì họ chưa tốt và duy trì những gì họ đã làm tốt. Những người thông minh nhận ra rằng thành công là phụ thuộc vào các mối quan hệ, không phải là cuộc phiêu lưu của một con sói đơn độc. Đó là lý do tại sao họ không làm một mình: họ kết nối, lập nhóm, trao đổi ý tưởng và yêu cầu trợ giúp. Theo lời của Simon Sinek: "Thất bại là khi chúng ta làm một mình. Thành công luôn đòi hỏi sự phối hợp hỗ trợ".

Những người thông minh luôn quan tâm đến suy nghĩ, niềm tin và cảm xúc của họ. Họ logic trong lập kế hoạch, cẩn trọng khi thực hiện, để ý thất bại, khiêm tốn trước thành công, biết ơn vì sự tiến bộ của chính mình và đồng cảm với gia đình, đồng nghiệp và bạn bè của họ.

Bạn đã có phẩm chất nào rồi?

Mộc Dương

Theo MD

Xem thêm: nhc.99303143272401202-od-gnort-ueid-yam-uuh-os-nab-mex-meihgn-meik-yah-hnim-gnoht-iougn-auc-tahc-mahp-4/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“4 phẩm chất của người thông minh, hãy kiểm nghiệm xem bạn sở hữu mấy điều trong đó”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools