Chuyện ít ai biết về nghề điều độ viên hỏa xa
Hơn 30 năm trong nghề, anh Nguyễn Mạnh Hùng đang ngày ngày thực hiện công việc “vẽ” lịch trình, bản đồ cho các chuyến tàu.
Là người có số tuổi cao thứ 3 tại Phòng Điều hành Vận tải Đường sắt Sài Gòn (TPHCM), ở tuổi 52, anh Nguyễn Mạnh Hùng vẫn giữ được nét phúc hậu và vẻ ngoài trẻ trung.
Không chỉ say mê, gắn bó với với nghề, ngày đêm túc trực bên những chuyến tàu để đảm bảo an toàn cho hàng nghìn hành khách, anh Hùng còn chứng kiến bao thăng trầm của ngành đường sắt.
Bén duyên với nghề tàu hoả từ năm 1988 và bắt đầu công tác điều hành vào năm 2005. Là công việc “bàn giấy”, nhưng nghề điều độ đường sắt lại đòi hỏi tuân thủ nghiêm ngặt quy trình quy phạm...
Anh Hùng (bìa trái) đã có thâm niên hơn 30 năm gắn bó với nghề (ảnh NVCC). |
“Hồi xưa tôi có cái duyên đi tàu, ngồi trên tàu cảm giác an toàn và thoải mái hơn ô tô. Thấy nghề này nó hay hay thì vào thôi (cười). Mới vào nghề, tôi cũng như mọi người, tôi làm dưới ga, làm gác ghi, ghép nối thậm chí gác chắn barie…”, chú Hùng kể.
Theo anh, mỗi vị trí đều có khó khăn riêng. Song, yếu tố tiên quyết mà một công nhân ngành đường sắt cần phải có là sự tập trung cao độ. Bởi lẽ, người làm trong ngành giao thông vận tải nói chung và vận tải đường sắt nói riêng sẽ thường xuyên đối mặt với những rủi ro rình rập, chịu áp lực tim lớn. Điều độ viên luôn đối diện với áp lực không được để xảy ra sai sót, vì sẽ không bao giờ có cơ hội sửa sai.
Suốt nhiều năm làm nghề, không ít lần anh chứng kiến đồng nghiệp trải qua nguy hiểm, nhiều người không chịu nổi áp lực đành bỏ nghề.
“Lúc trước, khi còn làm công tác dưới ga, bản thân tôi cũng đã từng gặp phải một sự cố nghề nghiệp. Một phần vải trên chiếc áo tôi đang mặc bị vướng vào bộ phận của chuyến tàu đang chạy. May mắn lúc đó, nhờ vào sự tập trung tôi đã ứng phó kịp thời, giật thật mạnh để thoát khỏi sức kéo của đoàn tàu. Đến bây giờ, tôi vẫn giữ lại chiếc áo đó như một làm kỷ vật khó quên”, anh Hùng tâm sự.
Đảm bảo cho những chuyến tàu luôn an toàn (ảnh minh họa internet). |
Khi được hỏi về áp lực công việc ở phòng điều hành, anh chia sẻ rằng nghề của anh đi làm chỉ cần mang theo một hộp bút (bút đỏ, bút xanh, bút chì…), thước kẻ và một viên tẩy. Tuy dụng cụ làm việc đơn giản là vậy nhưng không ít đồng nghiệp vì không thích nghi được với tính chất công việc ở phòng điều hành, phải chuyển công tác về vị trí thấp hơn.
Để tránh va chạm và đạt được hiệu suất tối ưu nhất về thời gian, điều độ viên sẽ là người vạch ra lịch trình, bản đồ cho các chuyến tàu. Chính vì thế hình ảnh thường thấy của một điều độ viên chính là tai nghe máy điện thoại, tay bút, tay thước ghi chép, kẻ vẽ trên biểu đồ chạy tàu bằng khổ giấy A0 nhằng nhịt đường lên đường xuống.
“Vì thời gian đã được tính toán rất chính xác nên những sự cố, tai nạn phải được xử lý rất nhanh. Có khi, mỗi quyết định chỉ được đưa ra trong vòng 30 giây. Vậy mới nói nghề này không chỉ cần sự tập trung mà còn phải năng động để luôn sẵn sàng ứng phó với mọi vấn đề. Chỉ cần lơ đãng một chút là xảy ra tai nạn ngay. Nhớ lại thời gian đầu khi mới nhận nhiệm vụ, đúng là rất nhiều áp lực...”, anh Hùng nói.
Nghề điều độ viên cũng chịu nhiều áp lực. |
Một điều độ viên tàu hoả phải làm việc xuyên suốt trong 12 giờ (từ 18 giờ tối đến 6 giờ sáng hoặc từ 18 giờ tối đến 6 giờ sáng) tuỳ theo ca ngày hoặc đêm. Họ còn phải thường xuyên cập nhật tình trạng di chuyển của các chuyến tàu theo từng giai đoạn (mỗi lần báo cáo cách nhau từ 4, 12 đến 24 giờ). Bên cạnh đó, mọi công việc cần được thực hiện liên tục, và chỉ được nghỉ ngơi sau khi đã hoàn thành xong nhiệm vụ.
Để đảm bảo được sự tỉnh táo, điều độ viên sẽ được nghỉ ngơi từ 24 đến 48 tiếng trước khi bắt đầu ca trực tiếp theo.
Đặc biệt, vào những ngày lễ, Tết, khi mật độ giao thông dâng cao do nhu cầu đi lại của người dân tăng lên, khối lượng thông tin cần được xử lý vô cùng lớn, người điều độ viên lại rất cần sự tập trung cao độ.
Những lúc làm việc, ngoài tranh thủ từng khoảng thời gian rảnh giữa những lần điều độ tàu để chợp mắt, anh Hùng còn thường xuyên dùng các loại nước uống, thực phẩm bổ sung năng lượng để duy trì hiệu quả công việc.
Ngoài thời gian làm việc anh Hùng còn năng nổ với các hoạt động văn nghệ. |
Do đặc thù công việc ngày cũng như đêm, phải luôn tỉnh táo, tập trung cao độ đảm bảo những chuyến tàu đi đến đúng giờ và luôn an toàn nên anh Hùng cho biết ngoài trà xanh anh còn sử dụng thêm nước tăng lực để giữ sự tỉnh táo.
Nước tăng lực Number 1 cũng được anh Hùng thường dùng để cung cấp năng lượng, giúp tỉnh táo, chống buồn ngủ và tăng thêm sức mạnh. Nhờ đó, đây được xem là bạn đồng hành của người thường xuyên phải lao động trong thời gian dài với khối lượng công việc cao như anh.
Đối mặt với áp lực công việc lớn như thế nhưng dù đã ngoài 50 tuổi, anh Hùng vẫn đảm bảo được sức khoẻ nhờ vào chế độ nghỉ ngơi và sinh hoạt lành mạnh. Được biết, chú là một trong những “vận động viên" năng nổ của đơn vị. Luôn hăng hái trong các hoạt động thể dục, thể thao, đặc biệt là bóng bàn. Rất nhiều lần, chú đạt được thành tích cao trong các giải đấu mà cơ quan tổ chức.
Mời xem thêm:
Thương hiệu nước giải khát Việt Nam xuất hiện nổi bật tại Foodex Japan 2021
Number One Chu Lai nhận danh hiệu Doanh nghiệp tiêu biểu tỉnh Quảng Nam
Xem thêm: lmth.ax-aoh-neiv-od-ueid-ehgn-ev-teib-ia-ti-neyuhc/313613/nv.semitnogiaseht.www