vĐồng tin tức tài chính 365

Nhận định chứng khoán tuần từ 17 - 21/5: Dư địa tăng có thể không còn nhiều

2021-05-16 07:02

Thị trường chứng khoán tuần qua (từ 10 - 14/5) tiến lên mốc cao mới, cùng đó thanh khoản đã lên mức hơn 1 tỷ USD mỗi phiên giao dịch.

Dòng tiền vẫn tiếp tục đổ vào thị trường

Các nhà phân tích từ Công ty cổ phần Chứng khoán SHS (SHS) nhận định, VN-Index có tuần tăng điểm thứ hai liên tiếp với thanh khoản gia tăng và cao hơn mức trung bình 20 tuần gần đây cho thấy dòng tiền vẫn tiếp tục đổ vào thị trường và tâm lý nhà đầu tư hiện tại là khá tích cực.

Nhận định chứng khoán tuần từ 17 - 21/5: Dư địa tăng có thể không còn nhiều - Ảnh 1.

VN-Index kết thúc tuần qua trên ngưỡng 1.250 điểm. (Ảnh minh họa: Báo Tin tức)

Sau 5 tuần chinh phục, VN-Index đã chính thức kết thúc tuần trên ngưỡng 1.250 điểm. Tuy nhiên, việc khối ngoại tiếp tục bán ròng mạnh trong tuần qua với hơn 3.600 tỷ đồng và có thể tiếp tục trong tuần tới sẽ là một trở ngại cho đà tăng hiện tại.

Bên cạnh đó, trên thị trường phái sinh, các hợp đồng tương lai VN30 đều đang thấp hơn chỉ số cơ sở VN30 từ 6 đến 17 điểm cho thấy các trader (người giao dịch) vẫn thận trọng.

SHS cho rằng đà tăng có thể tiếp tục nhưng với dư địa tăng không lớn. Do đó, trong tuần giao dịch tiếp theo (17 - 21/5), VN-Index có thể tiếp tục tăng điểm để hướng đến mục tiêu quanh 1.325 điểm. Ngưỡng hỗ trợ gần nhất quanh 1.250 điểm là vùng nhà đầu tư có thể gia tăng tỷ trọng các vị thế ngắn hạn nếu có nhịp chỉnh về đây.

Theo các nhà phân tích từ Công ty cổ phần Chứng khoán SSI (SSI), sau một giai đoạn đi lên từ vùng hỗ trợ 1.200 điểm, VN-Index đang dần tiệm cận trở lại vùng đỉnh 1.286 điểm được hình thành vào ngày 20/04/2020. VN-Index nhiều khả năng sẽ xuất hiện một đợt điều chỉnh nhẹ khi tiến gần đến vùng kháng cự 1.286 điểm trước khi quay trở lại xu hướng tăng.

Công ty cổ phần chứng khoán BOS (BOS) chỉ ra, về kỹ thuật, VN-Index chưa vượt qua mốc 1.270 điểm trong phiên cuối tuần qua (14/5), khi sự phân hóa dần gia tăng trên thị trường. Diễn biến này phần nào cho thấy, lực cung tiềm ẩn của thị trường tại vùng kháng cự 1.268 - 1.275 điểm.

Dù vậy BOS vẫn cho rằng, nhiều khả năng VN-Index sẽ tiếp tục tăng điểm và hướng tới vùng đỉnh cũ 1.280 - 1.285 điểm nhờ lực kéo đến từ một số cổ phiếu có vốn hóa lớn cùng nhóm cổ phiếu mid-cap (cổ phiếu của các công ty có vốn hóa thị trường ở mức trung bình) trong các phiên tới. Tuy nhiên, thị trường có thể xuất hiện các nhịp giằng co nhiều hơn trong quá trình tăng.

Trong khi đó, Công ty cổ phần chứng khoán MB - MBS nhìn nhận, thị trường chứng khoán trong nước nối lại đà tăng nhờ nỗ lực của nhóm cổ phiếu VN30. Cả 2 chỉ số VN-Index và VN30 đều đang ở vùng cao mới. Về kỹ thuật, thị trường vẫn đang dao động ở vùng đỉnh cũ 1.268 - 1.286 điểm. Do vậy các nhịp rung lắc sẽ tiếp tục xảy ra.

Về diễn biến thị trường, kết thúc tuần giao dịch từ 10 - 14/5, VN-Index tăng 24,55 điểm lên 1.266,36 điểm; HNX-Index tăng 14,86 điểm lên 294,72 điểm.

Thanh khoản trên hai sàn gia tăng so với tuần trước đạt trung bình khoảng 24.600 tỷ đồng giao dịch mỗi phiên. Giá trị giao dịch trên HOSE tăng 29,3% lên 110.384 tỷ đồng tương ứng với khối lượng giao dịch tăng 20,6% lên 3.686 triệu cổ phiếu; giá trị giao dịch trên HNX tăng 40,6% lên 12.807 tỷ đồng tương ứng với khối lượng giao dịch tăng 28,4% lên 609 triệu cổ phiếu.

Về diễn biến nhóm cổ phiếu, theo Công ty cổ phần Chứng khoán SHS (SHS), phần lớn các nhóm cổ phiếu đều tăng trưởng trong tuần qua.

Nhóm cổ phiếu dầu khí tăng mạnh nhất với 7,1% giá trị vốn hóa, chủ yếu do mức tăng của các trụ cột như PLX tăng 8,1%, PVS tăng 4,4%, BSR tăng 4%, PVD tăng 3,1%, OIL tăng 2,5%.

Tiếp theo là nhóm cổ phiếu ngân hàng với mức tăng 4,8% giá trị vốn hóa, với các mã như: SHB tăng 16,7%, VPB tăng 8,3%, CTG tăng 7,3%, VIB tăng 6,1%, BID tăng 4,2%, ACB tăng 3,6%, TCB tăng 3,4%.

Nhóm cổ phiếu hàng tiêu dùng tăng 4% giá trị vốn hóa với các trụ cột như: MSN tăng 13,8%, VNM tăng 2,9%, SAB tăng 1,2%.

Bên cạnh đó, nhóm nguyên vật liệu tăng 2,9% giá trị vốn hoá; nhóm tiện ích cộng đồng tăng 0,3%; công nghiệp tăng 0,2%.

Ở chiều ngược lại, nhóm dược phẩm và y tế giảm 1% giá trị vốn hóa và nhóm tài chính giảm 0,8%.

Thực tế, diễn biến của thị trường chứng khoán Việt Nam tuần qua ngược chiều so với thế giới. Trong khi thị trường chứng khoán Việt Nam đi lên thì chứng khoán thế giới có tuần giảm điểm mạnh.

Chứng khoán thế giới với nỗi lo lạm phát

Dù có phiên giao dịch thứ Sáu tăng mạnh mẽ nhưng phố Wall vẫn có tuần giảm điểm mạnh nhất trong gần 3 tháng qua.

Đà tăng của Phố Wall vào cuối tuần qua (từ 10 - 14/5) cũng hòa theo xu hướng chung của thị trường chứng khoán toàn cầu, khi các nhà đầu tư lo ngại rằng giá cả tăng có thể khiến FED tăng lãi suất sớm hơn dự kiến và giảm lượng tiền mặt vốn thúc đẩy thị trường tài chính.

Nhận định chứng khoán tuần từ 17 - 21/5: Dư địa tăng có thể không còn nhiều - Ảnh 2.

Các thị trường chứng khoán toàn cầu biến động trong nhiều tháng trước nguy cơ đà phục hồi kinh tế sẽ khiến giá cả tăng vọt. (Ảnh minh họa: AP)

Kết thúc phiên giao dịch ngày 14/5, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 360,68 điểm lên 34.382,13 điểm. Chỉ số S&P 500 tiến 1,5% lên 4,173.85 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite cộng 2,3% lên 13.429,98 điểm.

Tuy nhiên, cả ba chỉ số chủ chốt này vẫn ghi nhận mức giảm trong cả tuần qua, đánh dấu tuần đi xuống thứ tư liên tiếp của thị trường này. Cụ thể, chỉ số Dow Jones hạ 1,1%, S&P 500 lùi 1,4% và Nasdaq Composite mất 2,3% - mức giảm chưa từng thấy kể từ ngày 26/2.

Trên thị trường chứng khoán châu Á, sau khi giảm mạnh trong tuần, phiên 14/5 phần nào phục hồi.

Sau nhiều ngày bán ra, các nhà đầu tư tại châu Á đã sẵn sàng mua vào trở lại, sau khi báo cáo cho thấy số đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới tại nền kinh tế lớn nhất thế giới thấp hơn so với dự báo và giảm xuống mức thấp nhất kể từ khi đại dịch bùng phát.

Hầu hết các chỉ số chứng khoán châu Á nối gót phố Wall tăng phiên cuối tuần 14/5. Chỉ số Hang Seng của Hong Kong tăng 1,11%, lên 28.027,57 điểm. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 2,3%, lên 28.084,47 điểm. Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải tăng 1,8%, lên 3.490,38 điểm.

Các thị trường chứng khoán toàn cầu biến động trong nhiều tháng trước nguy cơ đà phục hồi kinh tế sẽ khiến giá cả tăng vọt, buộc các ngân hàng trung ương, đặc biệt là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) điều chỉnh chính sách tiền tệ siêu nới lỏng vốn đã tạo động lực cho các thị trường trong hơn một năm.

Dù các quan chức hàng đầu của FED cho rằng, việc giá cả tăng chỉ là tạm thời khi so với mức thấp của năm ngoái và cam kết sẽ chưa hành động cho đến khi tình trạng thất nghiệp được kiểm soát và lạm phát liên tục ở mức cao, các nhà đầu tư đang chuẩn bị cho khả năng lãi suất sẽ tăng, điều được cho là khó tránh.

Đó là lý do các nhà đầu tư bán các cổ phiếu nhạy cảm trước việc tăng lãi suất như cổ phiếu công nghệ và mua vào những cổ phiếu sẽ có lợi như tài chính.

Lo ngại về lạm phát càng được củng cố khi số liệu được công bố tuần qua cho thấy giá tiêu dùng tại Mỹ vượt xa mức dự báo, sau khi số liệu trước đó cho thấy chỉ số giá bán buôn ở mức cao kỷ lục kể từ năm 2010.

Công ty cổ phần Chứng khoán MB - MBS cho biết, các chuyên gia kinh tế vẫn đang gặp khó khăn trong việc xác định liệu tình trạng lạm phát tại Mỹ có kéo dài hay chỉ là một đốm sáng trên đồ thị. Trong khi đó, các chuyên gia phân tích cổ phiếu lại hướng sự tập trung sang việc trả lời câu hỏi lạm phát gia tăng sẽ ảnh hưởng như thế nào đến thị trường cổ phiếu.

Chống dịch COVID-19, người Việt tích cực… ở nhà “đánh” chứng khoánChống dịch COVID-19, người Việt tích cực… ở nhà “đánh” chứng khoán

VTV.vn - Tiền vẫn không ngừng đổ vào thị trường chứng khoán Việt Nam cùng số lượng nhà đầu tư mới (F0) gia tăng nhanh chóng.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.69062338151501202-ueihn-noc-gnohk-eht-oc-gnat-aid-ud-5-12-71-ut-naut-naohk-gnuhc-hnid-nahn/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Nhận định chứng khoán tuần từ 17 - 21/5: Dư địa tăng có thể không còn nhiều”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools