Tạp hóa "tiến thoái lưỡng nan" trước nguy cơ dịch bệnh rình rập
Việt Nam đang phải đón làn sóng làn dịch Covid-19 lần thứ tư với biến chủng mới, khiến tốc độ lây lan cao hơn. Giới chuyên gia nhìn nhận, các tiểu thương, trong đó có chủ tạp hóa, là đối tượng gặp nhiều nguy cơ do tiếp xúc trực tiếp với đa dạng người mua, bán.
"Nhập hàng gia tăng nguy cơ không an toàn trong thời điểm này", chị Nguyễn Thị Hạnh (Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết. Cửa hàng tạp hóa ngay ở đường lớn, lượng bán tốt, tuy nhiên việc phải tiếp hàng chục nhân viên tiếp thị từ các nhãn hàng đến chào hàng hằng ngày khiến chị Hạnh cảm thấy không an toàn trong bối cảnh dịch bệnh hiện tại.
"Dịch Covid-19 rất căng, cửa hàng Lê Hà không tiếp nhân viên tiếp thị trực tiếp. Đặt hàng gọi điện.", chủ một cửa hàng tạp hóa ở Hà Nội đã treo biển trước cửa thông báo, vì e ngại tiếp xúc trực tiếp khi nhập hàng. Tuy nhiên, việc gọi điện nhập hàng cũng chỉ là phương án bất đắc dĩ, bởi khó nắm bắt về giá cả, hình ảnh, cũng như đầy đủ chương trình khuyến mại.
Dù đáp ứng tới 85% nhu cầu mua sắm của người dân (theo Kantar Worldpanel Việt Nam) nhưng hơn 1,4 triệu cửa hàng tạp hóa tại Việt Nam vẫn đang vận hành theo phương thức cũ tồn tại hàng chục năm qua. Họ nhập hàng chủ yếu qua các nhân viên tiếp thị của các nhãn hàng, mỗi mặt hàng là một đầu mối khác nhau, khách đến mua chủ yếu sử dụng tiền mặt. Chia sẻ trên các nhóm, cộng đồng bán tạp hóa, nhiều tiểu thương cho biết, dù khách mua vẫn tốt, nhưng nguy cơ mất an toàn trong việc tiếp xúc đang "kìm chân" họ.
Chủ tạp hóa gặp nhiều nguy cơ lây nhiễm do tiếp xúc trực tiếp với đa dạng người mua, bán.
Gần đây, không ít tạp hóa đã nhanh nhạy "lên đời" công nghệ để giải quyết những khó khăn trong việc buôn bán. Trong đó, VinShop - nền tảng B2B2C đầu tiên tại Việt Nam - đang được ghi nhận là nền tảng mang lại những giải pháp thiết thực nhất, giúp bảo vệ sức khỏe cho cả tạp hóa cũng như khách hàng.
Tạp hóa truyền thống an tâm bán hàng mùa dịch nhờ công nghệ
Cuộc cách mạng mang tên VinShop đang thay đổi cách vận hành của các cửa hàng truyền thống. Như mô tả của Hãng thông tấn uy tín hàng đầu châu Á Nikkei, trước đây, các cửa hàng tạp hoá truyền thống phải đau đầu khi đứng trước rất nhiều lựa chọn khác nhau từ hàng trăm nhãn hàng và đội quân môi giới, giới thiệu sản phẩm mỗi ngày, đối mặt với nhiều nguy cơ lớn từ tiếp xúc đa dạng đội ngũ tiếp thị viên. Nhưng giờ đây, một chiếc xe tải của VinShop sẽ đến vào mỗi buổi sáng và cung cấp hầu hết mọi mặt hàng cần thiết, tất cả đều được đóng gói gọn gàng.
Đội ngũ giao vận của VinShop tuân thủ các quy tắc giữ an toàn của Bộ Y tế.
VinShop cho biết, họ đang cung cấp nền tảng đặt và giao hàng đến với 14 tỉnh thành lớn, tiếp tục mở rộng trong thời gian tới. Giữa mùa dịch, các tạp hóa nhận được đơn hàng chậm nhất 2 ngày từ khi lên đơn. Nền tảng nhập hàng cũng đã ra bộ quy chuẩn chặt chẽ khi nhận và giao hàng đến tạp hóa theo đúng nguyên tắc phòng, tránh dịch từ Bộ Y Tế: Tài xế vận chuyển được yêu cầu bắt buộc đeo khẩu trang 100%, chuẩn bị bị đầy đầy đủ nước rửa tay ở từng điểm chạm, thường xuyên đo thân nhiệt và kiểm tra hành trình di chuyển của tài xế vận chuyển, yêu cầu giữa khoảng cách chuẩn 2m khi giao hàng.
"Công nghệ giúp tạp hóa dễ thở hơn trong mùa dịch. Tất cả những gì chúng tôi cần làm là đặt hàng trên điện thoại, rồi hàng hóa được chuyển đến ngay cửa nhà", chị Nguyễn Thanh Hà (Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết, thay vì tiếp hàng chục đội ngũ giao vận, giờ chủ tạp hóa này thấy rất yên tâm về sức khỏe khi nhập hàng qua VinShop.
Số liệu từ VinShop cho biết, lượng đơn hàng ghi nhận tăng trưởng tốt trong thời gian qua. Các tạp hóa cũng có xu hướng nhập nhiều mặt hàng hơn qua mỗi lần lên đơn (trung bình 5 triệu/lần đặt).
Không chỉ giữ an toàn cho chủ tạp hóa khi nhập hàng một chạm, VinShop liên kết với ví điện tử VinID Pay cung kết nền tảng thanh toán không tiền mặt nhanh chóng. Chủ tạp hoá cũng có thể chuyển khoản thanh toán đơn hàng một cách nhanh chóng. Việc mua bán giữa tạp hóa và khách hàng chỉ đơn giản là quét mã và nhận hàng, hạn chế tiếp xúc, giúp cả người mua và bán an tâm về sức khỏe.
"Thanh toán tiện lợi giúp cửa hàng thu hút nhiều khách đến hơn", anh Hoàng Văn Hạnh (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết. "Khách của tôi rất thích trải nghiệm mua sắm hiện đại như ở siêu thị ngay tại cửa hàng tạp hóa thân quen gần nhà".
Chuyên trang công nghệ, tiêu dùng hàng đầu châu Á Tech In Asia nhận định, VinShop đang giải quyết tốt những vấn đề tồn tại của kênh bán lẻ truyền thống bằng năng lực công nghệ, biến một cửa hàng tạp hóa truyền thống thành một siêu thị mini mà không tốn thêm bất cứ chi phí thiết bị và vận hành hệ thống nào. Chỉ cần chiếc smartphone, chủ tạp hóa sở hữu miễn phí trọn đời công cụ quản lý hàng hóa, doanh thu, cũng như tiếp cận các giải pháp tài chính thông qua sự hợp tác giữa VinShop và Ngân hàng Techcombank. Nhiều chủ tạp hóa cho biết, họ kiếm thêm khoảng 10 triệu đồng mỗi tháng từ khi liên kết với VinShop.
"Những thay đổi mạnh mẽ đang diễn ra dù tạp hóa vẫn khoác trên mình một vẻ ngoài cũ kỹ", Nikkei kết luận, việc tham gia cùng VinShop đánh dấu bước ngoặt thay đổi lớn của hệ thống các cửa hàng truyền thống này.
Ánh Dương
Theo Nhịp Sống Kinh Tế