vĐồng tin tức tài chính 365

Kiên định "mục tiêu kép", không để đứt gãy nền kinh tế

2021-05-18 13:16

Với 1.339 ca nhiễm tính từ 27/4 đến sáng 18/5, làn sóng COVID-19 lần thứ 4 được xem là "phép thử" nặng ký với nền kinh tế Việt Nam vốn đã chịu không ít tổn thương.

Trong báo cáo kinh tế vĩ mô mới công bố ngày hôm qua (17/5), Ngân hàng Thế giới (World Bank) lưu ý rằng đợt bùng phát dịch COVID-19 thứ 4 sẽ khiến các hoạt động kinh tế trong nước bị ảnh hưởng, đặc biệt là những lĩnh vực như du lịch, vận tải và bán lẻ. Mức độ ảnh hưởng phụ thuộc vào sự nghiêm trọng của đợt bùng phát này và mức độ ứng phó nhanh chóng của Chính phủ.

"Trong thời gian tới, sự phục hồi kinh tế đang diễn ra có thể bị ảnh hưởng tiêu cực bởi đợt bùng phát dịch COVID-19 thứ 4", World Bank nói.

Kiên định mục tiêu kép, không để đứt gãy nền kinh tế - Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính

Bất chấp những tác động tiêu cực từ đại dịch, kiên định "mục tiêu kép" vừa phòng chống dịch COVID-19, vừa phục hồi phát triển kinh tế vẫn đang được xem là "kim chỉ nam" của Chính phủ.

Điều này đã được thể hiện rõ trong phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2021.

Để đối phó với dịch bệnh, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tinh thần: "Chuyển trạng thái phòng chống dịch từ phòng ngự sang chủ động tấn công, song phải hài hòa giữa phòng ngự và tấn công".

Còn kinh tế, Thủ tướng yêu cầu điều hành chính sách tiền tệ, tài khóa linh hoạt hơn, phù hợp hơn với thực tế để góp phần thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát và các cân đối lớn của nền kinh tế. Tích cực tháo gỡ, giải quyết những khó khăn, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng cho người dân và doanh nghiệp.

Ngay sau chỉ đạo của Thủ tướng, cả "guồng máy" đã lập tức vào cuộc.

Đảm bảo cung – cầu, không găm hàng, tăng giá trục lợi

Ngày 10/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái yêu cầu các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan có liên quan theo chức năng nhiệm vụ được giao tiếp tục thực hiện công tác quản lý, điều hành giá, kiểm soát lạm phát năm 2021 một cách thận trọng, linh hoạt và chủ động, tập trung vào việc hỗ trợ thực hiện mục tiêu kép của Chính phủ, vừa giữ ổn định mặt bằng giá để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh và đời sống của người dân, vừa hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu, các bộ, ngành, địa phương theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng thiết yếu nhất là đối với một số mặt hàng có nhu cầu tiêu dùng cao vào dịp nghỉ lễ, cao điểm du lịch. Chủ động chuẩn bị các nguồn hàng dự trữ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng để tránh tình trạng khan hiếm đẩy giá tăng.

Kiên định mục tiêu kép, không để đứt gãy nền kinh tế - Ảnh 2.

Không có tình trạng găm hàng, tăng giá trục lợi trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp

Ngày 14/5, Bộ Tài chính có công văn gửi UBND các tỉnh, thành đề nghị tăng cường công tác quản lý kê khai giá, niêm yết giá, nhất là đối với vật tư y tế phòng chống dịch, hàng hóa thiết yếu trên địa bàn; kiểm soát chặt chẽ yếu tố hình thành giá đối với các hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, hàng hóa, dịch vụ mua sắm từ nguồn ngân sách nhà nước, hàng hóa, dịch vụ công ích, dịch vụ sự nghiệp công...

Không có hiện tượng người dân đổ xô đi mua hàng tích trữ

Theo báo cáo từ Bộ Công Thương, ông Trần Duy Đông - Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước cho biết, hiện nay, dù dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, nhưng tâm lý người dân trong mua sắm hàng hóa tương đối bình tĩnh do tin tưởng vào khả năng cung ứng hàng hóa thiết yếu của hệ thống phân phối, không có hiện tượng người dân đổ xô đi mua hàng tích trữ. Tại các địa phương có dịch bệnh, hoạt động thương mại vẫn diễn ra bình thường.

"Không để dịch chọc thủng các khu công nghiệp"

"Việt Nam như cánh đồng trũng, bên ngoài sóng to, gió lớn chúng ta phải bao đê cho chặt, chỉ một chỗ rò rỉ, một tổ kiến hổng không bịt kín lại thì có thể làm sập cả đê", Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết tại cuộc họp trực tuyến sáng 12/5 với Đà Nẵng, Bắc Ninh, Bắc Giang sau khi các địa phương này ghi nhận một số ca nhiễm trong khu công nghiệp.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Công thương phải quán triệt thật sâu sát đến các địa phương bởi để xảy ra dịch bệnh trong các khu công nghiệp có thể làm đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng. Nền kinh tế của đất nước sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu chúng ta để "thủng" các khu công nghiệp.

Kiên định mục tiêu kép, không để đứt gãy nền kinh tế - Ảnh 4.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh không để dịch chọc thủng các khu công nghiệp

Theo thống kê, Việt Nam hiện có gần 400 khu công nghiệp đã thành lập, 30 khu kinh tế cửa khẩu, 20 khu kinh tế ven biển, tổng lao động trực tiếp ở các khu này là gần 4 triệu lao động. Trong khi đó, khu vực thương mại có 800 siêu thị, 168 trung tâm thương mại, gần 9 nghìn chợ với các hộ kinh doanh cá thể, 600 nghìn nhà hàng. Đối với cụm công nghiệp, có 700 cụm và khoảng 600 nghìn lao động.

Đây là những nơi tập trung đông người nhưng vẫn bắt buộc phải hoạt động sản xuất, nếu không sẽ dẫn đến việc bị đứt gãy nền kinh tế.

Không để dịch chọc thủng các khu công nghiệp

Trong Hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành hôm 13/5, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, việc tăng cường đảm bảo an toàn, phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở sản xuất kinh doanh là nhiệm vụ trọng yếu để đảm bảo thực hiện mục tiêu kép của Chính phủ.

"Chúng ta thống nhất quán triệt việc tập trung cao cho phòng, chống dịch COVID-19 trong các cơ sở công nghiệp, nhất là các khu công nghiệp, khu chế xuất và các khu hoạt động công nghiệp và thương mại trên địa bàn cả nước là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong lúc này của của hệ thống chính trị", Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nói.

Người đứng đầu ngành Công Thương nhấn mạnh phương châm "4 tại chỗ" (lực lượng tại chỗ, chỉ huy tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ).

Trong đó, đề cao trách nhiệm người đứng đầu của mỗi cấp trong việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp này. Giám đốc Sở Công Thương, Cục trưởng Cục quản lý thị trường, người đứng đầu của các Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước cấp ủy, chính quyền, trước cấp trên trực tiếp về những nhiệm vụ trong phòng, chống đại dịch…

Chỉ giãn cách xã hội toàn quốc khi không khống chế được COVID-19

Với việc làn sóng COVID-19 thứ 4 lây lan ra nhiều tỉnh thành, liên quan đến đề xuất giãn cách xã hội trên phạm vi toàn quốc, các chuyên gia khẳng định chỉ thực hiện khi không kiểm soát được dịch bệnh. Còn hiện nay, chúng ta đang khống chế được các ổ dịch và thực hiện việc cách ly diện hẹp rất hiệu quả.

"Đến lúc này, chúng ta chưa phải giãn cách toàn quốc, thậm chí chưa phải giãn cách một tỉnh. Nếu tình hình quá phức tạp mà chúng ta không kiểm soát được nguy cơ, không kiểm soát được lây lan thì lúc đó mới giãn cách toàn quốc. Chúng ta không để ảnh hưởng không đáng có tới thực hiện mục tiêu kép, đặc biệt là an sinh xã hội, tâm lý của người dân", PGS.TS. Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam nói tại cuộc họp trực tuyến Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 hôm 16/5.

Kiên định mục tiêu kép, không để đứt gãy nền kinh tế - Ảnh 6.

Chỉ giãn cách xã hội toàn quốc khi không khống chế được COVID-19

Cũng tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, trong bối cảnh diễn biến dịch COVID-19 khó lường chúng ta phải thực hiện nghiêm các quy định phòng dịch, khi có mầm bệnh phải truy vết thần tốc và đảm bảo thực hiện hiệu quả mục tiêu kép của Ban Bí Thư, Chính phủ vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế.

"Nhân dân yên tâm"

Chiều qua (17/5), chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu cần giữ vững và cương quyết thực hiện các mục tiêu, giải pháp đã đề ra

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định đến giờ phút này, chúng ta cơ bản đã kiểm soát được tình hình dịch bệnh trên cả nước. Các tỉnh có dịch cũng đang từng bước kiểm soát. Các ổ dịch rõ nguồn lây đều kiểm soát được và chưa phát hiện ổ dịch mới không rõ nguồn lây.

"Chúng ta phải khẳng định như vậy cho nhân dân yên tâm", Thủ tướng nhấn mạnh.

Kiên định mục tiêu kép, không để đứt gãy nền kinh tế - Ảnh 7.

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định đến giờ phút này, chúng ta cơ bản đã kiểm soát được tình hình dịch bệnh trên cả nước

Về kinh tế, dù bị ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng cả nước vẫn đang thực hiện tốt "mục tiêu kép". Tăng trưởng quý I/2021 dù chưa đạt mục tiêu đề ra những vẫn giữ được đà phát triển tích cực, thu ngân sách tới ngày 16/5 đã đạt gần 50% dự toán kế hoạch cả năm.

Tuy nhiên, Thủ tướng cho rằng nguy cơ vẫn rất cao, dịch bệnh có thể xảy ra bất cứ lúc nào, ở bất cứ đâu nếu chúng ta chủ quan, lơ là, mất cảnh giác.

Công tác dự báo nắm tình hình phải làm tốt hơn nữa, đưa ra giải pháp phù hợp, tích cực hơn nữa, mạnh mẽ hơn nữa, thần tốc hơn nữa, tiếp tục thực hiện mục tiêu kép

Thủ tướng Phạm Minh Chính


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.30483712181501202-et-hnik-nen-yag-tud-ed-gnohk-pek-ueit-cum-hnid-neik/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Kiên định "mục tiêu kép", không để đứt gãy nền kinh tế”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools