vĐồng tin tức tài chính 365

Gác lại "giấc mơ bay", tiếp viên hàng không bỏ nghề đi bán bánh, làm quản gia

2021-05-18 13:40
Xu hướng thị trường - Gác lại 'giấc mơ bay', tiếp viên hàng không bỏ nghề đi bán bánh, làm quản gia

Ivy To Wing-ying.

Kỹ năng hoàn hảo

Ivy To Wing-ying là tiếp viên có mặt trên chuyến bay của Cathay Dragon vào tháng 7 năm ngoái đến Hạ Môn, Trung Quốc, khi có tin đồn hãng hàng không này sắp đóng cửa.

Cô khi ấy không tin vào tình cảnh bi quan của công ty nên đã không tham gia cùng các tiếp viên khác chụp ảnh kỷ niệm. Thế nhưng, điều tồi tệ nhất đã xảy ra. Vào tháng 10, hãng hàng không hàng đầu của Hong Kong, Cathay Pacific Airways, cắt giảm hơn 5.000 việc làm tại thành phố và đóng cửa nhánh hàng không trong khu vực là Cathay Dragon.

"Không chỉ mất việc, chúng tôi còn mất cả ước mơ", To, 30 tuổi, mơ ước trở thành tiếp viên hàng không từ khi còn là một đứa trẻ và đã làm việc tại hãng hàng không này 7 năm.

Chỉ sau một đêm, cô nằm trong số hàng nghìn tiếp viên mất việc làm do tác động của dịch Covid-19 khiến các chuyến bay quốc tế ngừng trệ, gây thiệt hại chưa từng có cho các hãng hàng không trên toàn cầu, bao gồm cả Cathay.

Làm lại từ đầu trong lĩnh vực mới luôn là điều khó khăn đối với nhiều người, nhưng nhờ biết cách xây dựng hình ảnh bản thân và tính chuyên nghiệp từ kinh nghiệm trong ngành hàng không mà các cựu tiếp viên có thể dễ dàng thích nghi với công việc mới.

Sáu tuần sau, To tìm được công việc quản lý khách hàng cho nhà hàng Ý Crit Room, ở Sheung Wan. Làm việc từ 11h30 sáng đến 22h tối, năm ngày một tuần, là một thay đổi lớn, nhưng cô tin rằng kinh nghiệm hàng không của bản thân đã giúp ích.

“Tôi không hoảng sợ nếu một khách hàng đột nhiên nổi giận. Chúng tôi được đào tạo để bình tĩnh trước mọi tình huống xảy ra”, cô nói.

Chủ sở hữu Crit Room, Barrie Ho Chow-lai, một kiến ​​trúc sư, đã thuê bốn cựu tiếp viên hàng không khác, cả nam và nữ, làm việc bán thời gian tại nhà hàng.

“Chúng tôi không phải lo lắng về các tiêu chuẩn mà họ có. Cách họ được đào tạo là vô cùng hoàn hảo cho ngành dịch vụ khách hàng”, ông nói.

Khởi đầu khó khăn

Xu hướng thị trường - Gác lại 'giấc mơ bay', tiếp viên hàng không bỏ nghề đi bán bánh, làm quản gia (Hình 2).

Covid-19 khiến nhiều hãng hàng không phá sản.

Sau gần 9 năm làm việc tại Cathay Dragon, Jasmine Lau gặp khó khăn khi bắt đầu tìm việc mới vào năm ngoái.

Ở độ tuổi 30, cô gái Hong Kong đã gửi hàng trăm hồ sơ xin việc. Tại các cuộc phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường nói cô không phải là cựu tiếp viên hàng không đầu tiên lọt vào danh sách rút gọn và hỏi điều gì khiến cô trở nên đặc biệt trong mất họ.

“Tôi đã có gần 9 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dịch vụ khách hàng, nhưng một số nhà tuyển dụng đã bỏ qua điều đó và coi tôi như một sinh viên mới tốt nghiệp”, Lau chia sẻ, nói thêm rằng điều ấy khiến cô trở nên chán nản và khóc rất nhiều.

Cô từng làm cho một ngân hàng ba năm trước khi trở thành một tiếp viên hàng không và rất muốn quay trở lại lĩnh vực đó. Hai tháng sau khi tìm việc, cô được thuê vào vị trí dịch vụ khách hàng trong một công ty bảo hiểm, thu nhập thấp hơn một chút so với trước đây.

Ngày đầu tiên đi làm của Lau khá căng thẳng, khi đồng hành với cô là 4 nhân viên mới khác đều ở độ tuổi 20. Cô nhớ lại mình đã kinh ngạc khi các đồng nghiệp trẻ tay lướt như bay trên bàn phím máy tính, trong khi cô gõ chậm hơn nhiều.

Bốn tháng sau, cô nói mình đã có thể gõ nhanh như vậy. “Tôi thực sự tự hào về điều đó”, Lau cười nói.

Một số công ty bảo hiểm lớn cũng đã thuê các tiếp viên hàng không và nhân viên mặt đất dựa trên nghiệp vụ và kinh nghiệm ứng phó trực tiếp với khách hàng của họ.

Tính đến tháng 12/2020, Prudential đã thuê hơn 60 cựu nhân viên hàng không. AIA, công ty bảo hiểm nhân thọ lớn nhất trong thành phố, cũng đã thuê thêm nhân lực từ ngành này vào năm ngoái.

Lau nói rằng kỹ năng mềm mà họ học được khi làm việc trong ngành hàng không, đặc biệt là ứng xử với những khách hàng khó tính, là tài sản quý.

Hạ cánh bằng đôi chân

Xu hướng thị trường - Gác lại 'giấc mơ bay', tiếp viên hàng không bỏ nghề đi bán bánh, làm quản gia (Hình 3).

Grace Chiu Sze-nga.

Elaine Tsui Yuk-ling có niềm tin rằng hầu hết các cựu tiếp viên hàng không sẽ hạ cánh trên chính đôi chân của họ.

Tsui chỉ có hai năm làm tiếp viên hàng không cho Cathay Pacific gần hai thập kỷ trước, nhưng kinh nghiệm này đã mang lại cho cô một nền tảng vững chắc cho sự nghiệp 20 năm trong lĩnh vực quan hệ công chúng và tiếp thị.

“Những kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân mà tôi học được là vô giá”, cô nói.

Tsui hiện là đồng sáng lập của TeamStork, một công ty khởi nghiệp cung cấp "trợ lý chăm sóc cá nhân", tương tự như các bảo mẫu trong nhà truyền thống ở Trung Quốc.

Tsui đã thuê cựu tiếp viên và nhân viên mặt đất của Cathay Pacific và Cathay Dragon để làm công việc trợ lý chăm sóc cá nhân.

Khi các chuyến bay ngừng trệ vào năm ngoái, tiếp viên hàng không Grace Chiu Sze-nga đã tận dụng thời gian rảnh rỗi để làm những gì mình thích. Cô trang trí bánh bằng kỹ thuật xếp hoa của Hàn Quốc và bắt đầu kinh doanh qua thương hiệu LazyG Cakes.

Đã lập gia đình và có hai con, Chiu, 41 tuổi, phát triển niềm đam mê từ khi xem video trên YouTube vào năm 2019. Hiện cô làm khoảng 30 chiếc bánh mỗi tháng tại một xưởng bánh ở Tuen Mun, bán chúng với giá từ 690 đô la Hồng Kông (89 USD) đến 1.300 đô la Hồng Kông mỗi chiếc, đồng thời điều hành các xưởng.

Làm việc cho Cathay Dragon từ năm 2001 và không có kinh nghiệm ở bất kỳ nơi nào khác, Chiu từng cho rằng mình không có khiếu kinh doanh cho đến khi bị cho thôi việc.

Giờ đây, cô cảm thấy thật may mắn khi được làm điều mình thích và kiếm được nhiều tiền như trước.

Cũng giống như nhiều đồng nghiệp khác, Isaac Leung Ka-Mush không thể chờ đợi để được cất cánh thêm một lần nữa.

Người đàn ông 38 tuổi này đã làm việc trong 7 năm với tư cách là nhân viên mặt đất trước khi đạt được mục tiêu trở thành tiếp viên hàng không và theo đuổi giấc mơ trên những chặng bay suốt 7 năm tiếp theo.

Vào tháng 1 vừa qua, anh tìm được công việc là quản gia riêng cho một doanh nhân Đài Loan, quản lý các hoạt động hàng ngày của gia đình.

Leung kiếm được một mức lương khá, nhưng nói rằng anh nhớ tình bạn thân thiết với các tiếp viên đồng nghiệp và đang cố gắng tận dụng thời gian làm việc khác cho đến khi ngành hàng không phục hồi.

Anh hy vọng hãng hàng không mới, Greater Bay Airlines có thể mang lại cơ hội để được tiếp tục sải cánh lên bầu trời.

“Một khi có vị trí tiếp viên, tôi thực sự muốn quay lại ngành hàng không. Đó là giấc mơ của tôi”, Leung nói.

Xem thêm: lmth.547415a-hnab-nab-id-ehgn-ob-gnohk-gnah-neiv-peit-yab-om-caig-ial-cag/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Gác lại "giấc mơ bay", tiếp viên hàng không bỏ nghề đi bán bánh, làm quản gia”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools