vĐồng tin tức tài chính 365

Tham vọng kết nối nông sản đến các sàn trực tuyến quốc tế

2021-05-18 14:57

Tham vọng kết nối nông sản đến các sàn trực tuyến quốc tế

L. Nhi

(KTSG Online) - Sữa Mộc Châu, nông sản trái cây sấy, mật ong nhãn Sông Mã, bưởi Giồng Trôm… đã bán được hàng chục ngàn đơn hàng kể từ tháng 12-2020 đến nay khi “Gian hàng Việt trực tuyến” đi vào hoạt động.

Vải thiều Việt Nam bán thành công tại Úc. Các nhà sản xuất Việt tích cực đẩy mạnh bán hàng trên các sàn TMĐT trong nước để gỡ khó cho tiêu thụ trong thời điểm dịch bệnh Ảnh: BCT

Theo thông tin Sở Công Thương tỉnh Bến Tre gửi đến Bộ Công Thương, chương trình “Ngày hội xứ Dừa” được tổ chức cuối tháng 4 vừa qua đã bán được hàng ngàn đơn hàng chỉ trong 3 ngày qua “Gian hàng Việt trực tuyến quốc gia”. Các sản phẩm bán được là bưởi Giồng Trôm hàng chục sản phẩm mỹ phẩm, thực phẩm chế biến từ cây dừa… Tình hình tương tự cũng đến với các sản phẩm của “Ngày đặc sản Sơn La” trên gian hàng quốc gia này.

Đây là những giải pháp ráo riết được Bộ Công Thương thực hiện từ quí 3-2020 nhằm thúc đẩy tình hình tiêu thụ nông sản trong điều kiện dịch bệnh. Chương trình do Cục thương mại điện tử và kinh tế số, các sàn thương mại điện tử bao gồm Sendo, Voso (Viettel Post) ký kết hợp tác từ năm 2019 và thêm Tiki từ năm 2020.

Tháng 5-2021, các bên đã phối hợp với Cục xúc tiến thương mại thống nhất các phương án hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, ứng dụng thương mại điện tử (TMĐT) thông qua việc xúc tiến tiêu thụ vải thiều Thanh Hà.

Ông Nguyễn Quang Thuật, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Sen Đỏ, đơn vị sở hữu sàn thương mại điện tử Sendo.vn cho biết: “Để hoạt động thực sự hiệu quả thì doanh nghiệp phải tiếp cận đúng nhu cầu, sản phẩm phải có thương hiệu và giá thành, đáp ứng được đối tượng mua hàng tại sàn thương mại điện tử. Ví dụ, muốn khách mua hàng thì doanh nghiệp phải đầu tư vào hình ảnh sản phẩm, cách viết giới thiệu sản phẩm...

Ban đầu, các sàn thương mại có đội ngũ nhân viên với chuyên môn sâu có thể cùng với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số hỗ trợ doanh nghiệp các tỉnh, thành, địa phương thực hiện phân phối hàng hóa của doanh nghiệp trên “Gian hàng Việt trực tuyến”. Sau đó doanh nghiệp sẽ có thể tự vận hành phân phối sản phẩm của doanh nghiệp mình”.

Gần đây nhất, các bên đã tìm kiếm giải pháp phù hợp giúp cho bà con nông dân thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng tiêu thụ một khối lượng lớn hành tím đang bị tồn đọng do ảnh hưởng của thị trường, từ ngày 5-5, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số phối hợp với Sàn thương mại điện tử Vỏ Sò (Voso.vn), Tổng công ty Bưu chính Viettel Post tổ chức chương trình hỗ trợ tiêu thụ hành tím Vĩnh Châu. Chỉ sau gần 10 ngày chạy chương trình trên sàn thương mại điện tử Voso và “Gian hàng Việt trực tuyến” đã hỗ trợ tiêu thụ được gần 30 tấn hành tím Vĩnh Châu. Ước tính đến hết tháng 5, lượng hành tím hỗ trợ tiêu thụ qua thương mại điện tử có thể lên tới 150 tấn.

Ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết: “Trong năm 2021, 2022 chúng tôi sẽ tiếp tục tổ chức các Chương trình đào tạo và Kết nối thương mại điện tử với các Sàn thương mại điện tử thông qua “Gian hàng Việt trực tuyến Quốc gia” ở các tỉnh, thành trên cả nước. Đây là nơi các nhà sản xuất Việt mở thêm kênh phân phối mới, hiện đại, hỗ trợ mở rộng đầu tư cho các doanh nghiệp Việt tới mọi tỉnh, thành phố trên cả nước, từng bước giúp doanh nghiệp ổn định kinh doanh và phục hồi sản xuất trong giai đoạn “bình thường mới”.

Đồng thời, góp phần thúc đẩy xuất khẩu hàng Việt uy tín ra nước ngoài. Thời gian tới, ngoài các sàn TMĐT kể trên, sẽ mở rộng để các sàn thương mại lớn đều có “Gian hàng Việt trực tuyến” và tiếp tục thúc đẩy mở “Gian hàng Việt trực tuyến quốc gia” tại các sàn thương mại điện tử lớn ở nước ngoài.

 

Xem thêm: lmth.-et-couq-neyut-curt-nas-cac-ned-nas-gnon-ion-tek-gnov-maht/583613/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Tham vọng kết nối nông sản đến các sàn trực tuyến quốc tế”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools