Để công nghệ thành mũi giáp công phòng chống đại dịch
Chánh Trung
(KTSG Online) - Ứng dụng công nghệ phục vụ truy vết theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông đang cùng chiến lược tăng cường xét nghiệm trên diện rộng và chiến lược vaccine trở thành ba mũi giáp công giúp Việt Nam phòng chống đại dịch Covid-19.
Hoạt động tiêm vaccine cho những người tình nguyện trong chương trình nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vaccine Covivac vào tháng 3 vừa qua. Ảnh: TTXVN |
Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp trên cả nước. Cùng với chiến lược 5K, các Bộ ngành, địa phương đang quyết liệt triển khai 3 mũi giáp công mới để phòng chống dịch. Đó là những chiến lược hết sức quan trọng gồm tăng cường xét nghiệm trên diện rộng, tiêm vắc-xin và ứng dụng các giải pháp công nghệ để truy vết nhanh.
Trong những chiến lược này thì ứng dụng công nghệ phục vụ truy vết theo quy định của Bộ Thông và Truyền thông đang được tích cực triển khai trên khắp cả nước. Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành tài liệu “Hướng dẫn sử dụng bộ giải pháp hỗ trợ phòng, chống và truy vết Covid-19 trong cộng đồng”. Bộ giải pháp này là sự kết hợp của các biện pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng, các giải pháp công nghệ, và các biện pháp hành chính của Chính quyền, trong đó giải pháp công nghệ được đẩy mạnh.
Bộ giải pháp hỗ trợ phòng, chống và truy vết Covid-19 trong cộng đồng này bao gồm cài đặt ứng dụng Bluezone (ứng dụng cảnh báo tiếp xúc gần người nghi nhiễm Covid-19), ứng dụng NCOVI (hệ thống quản lý tờ khai y tế tự nguyện).
Bên cạnh đó là triển khai khai báo y tế cho người nhập cảnh, hệ thống ghi nhận người đến, đi các địa điểm công cộng (thông qua quét mã QR) và xây dựng hệ thống bản đồ chống dịch an toàn Covid-19.
Tính đến thời điểm này cả nước đã có 32,19 triệu lượt tải và cài đặt ứng dụng Bluezone. Bên cạnh đó nhiều địa phương đã triển khai cho người dân khai báo y tế điện tử bằng ứng dụng NCOVI, vận động người dân quét mã QR để lưu lại “mốc dịch tễ”,…
Tại Hà Nội đã yêu cầu tất cả các sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức nghiêm việc khai báo y tế bằng mã QR và ứng dụng CNTT trong phòng chống dịch. Tiêu biểu tất cả người dân khi quay trở về Hà Nội sau kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1/5 đều phải khai báo y tế trên website tokhaiyte.vn hoặc khai báo y tế bằng quét mã QR trên ứng dụng.
Hà Nội cùng nhiều địa phương khác như TPHCM, Bắc Ninh, Đà Nẵng,… cũng yêu cầu người dân khi đi, đến (check in, check out) những địa điểm công cộng như chợ, siêu thị, nhà hàng, công viên, bến xe, bến tàu, bệnh viện… phải quét mã QR để ghi nhận nhằm khai báo y tế. Đây là cách lưu lại “mốc dịch tễ” của người dân để phục vụ trong công tác truy vết nhanh người có khả năng nghi nhiễm Covid-19.
Bộ giải pháp cũng nhấn mạnh vai trò quan trọng của các cấp chính quyền và cơ quan chức năng thông qua các biện pháp hành chính nhằm đảm bảo sự tuân thủ của mọi người dân, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức trong xã hội thực hiện các giải pháp tuyên truyền và công nghệ được hướng dẫn trong tài liệu.
Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng trong tình hình dịch Covid-19 phức tạp như thì công tác tuyên truyền, vận động tới mọi đối tượng, thành phần trong xã hội về việc cài đặt và sử dụng bộ ứng dụng công nghệ phòng, chống dịch Covid-19 đóng vai trò hết sức quan trọng hiện nay.
Vaccine chỉ có tác dụng khi được tiêm phòng trước khi nhiễm bệnh. Bộ giải pháp do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành cũng được xây dựng dựa trên phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh” và chỉ phát huy hiệu quả cao nhất nếu được triển khai và sẵn sàng trước khi có ca lây nhiễm ngoài cộng đồng.
Tuy nhiên trong trường hợp dịch bùng phát, sự chuẩn bị sẵn sàng cao của giai đoạn trước sẽ giúp các giải pháp phục vụ hiệu quả công tác truy vết, khoanh vùng phạm vi lây lan của dịch, mà không cần phải cách ly xã hội diện rộng, tạo gánh nặng lên phát triển kinh tế.
Vì vậy hãy chung tay cùng chính quyền triển khai các giải pháp công nghệ phòng chống dịch cùng chiến lược vaccine và chiến lược tăng cường xét nghiệm trên diện rộng để chúng trở thành 3 mũi giáp công giúp chung ta đẩy lùi Covid-19.
Xem thêm: lmth.hcid-iad-gnohc-gnohp-gnoc-paig-ium-hnaht-ehgn-gnoc-ed/393613/nv.semitnogiaseht.www