- Liên Hợp Quốc không nhất trí ra tuyên bố chung về Myanmar
- Quân đội Myanmar không kích phiến quân, dân thường tháo chạy sang Thái Lan
- Myanmar "tích cực" xem xét đề xuất chấm dứt khủng hoảng của ASEAN
Myanmar rơi vào tình trạng hỗn loạn kể từ sau khi quân đội nước này bắt giữ bà Aung San Suu Kyi, người từng đoạt giải Nobel Hòa bình, đồng thời bắt giữ các quan chức của đảng NLD cầm quyền, và sau đó lên nắm quyền, ban bố tình trạng khẩn cấp kéo dài một năm trên cả nước.
Một làn sóng biểu tình phản đối chính quyền quân sự đã liên tiếp nổ ra trong suốt 3 tháng qua với quy mô ngày càng rộng trên khắp lãnh thổ Myanmar, với sự tham gia của nhiều tầng lớp, từ sinh viên cho đến bác sĩ, người lao động.
Lực lượng an ninh xuất hiện để trấn áp các cuộc biểu tình trên đường phố Yangon, Myanmar. Ảnh: Reuters |
Làn sóng biểu tình đã dẫn đến các vụ đụng độ vũ lực giữa người biểu tình với lực lượng an ninh. Giao tranh cũng đã xảy ra giữa lực lượng quân đội với các nhóm vũ trang thiểu số ở các khu vực biên giới.
Theo nhóm hoạt động Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị (AAPP), tính đến hết ngày 17/5 vừa qua, đã có 802 người thiệt mạng trong các cuộc biểu tình chống lại lực lượng an ninh. "Đây là con số được xác minh bởi AAPP, số người chết thực tế có thể cao hơn nhiều", nhóm này cho biết trong một tuyên bố.
AAPP cũng cho biết, 4.120 người hiện đang bị giam giữ, trong đó có 20 người đã bị kết án tử hình.
Chính quyền quân sự Myanmar hiện chưa lên tiếng về thông tin này. Song trước đó, chính quyền quân sự từng đưa ra thông tin về việc hàng chục thành viên lực lượng an ninh đã thiệt mạng trong các vụ biểu tình.
Trong một diễn biến có liên quan, Bộ Tài chính Mỹ hôm 17/5 (giờ địa phương) đã áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với 16 quan chức cấp cao Myanmar và các thành viên trong gia đình họ, với lý do “ủng hộ các cuộc tấn công bạo lực và gây chết người” đối với phong trào biểu tình.
Trong khi đó, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc sẽ cân nhắc việc bỏ phiếu một dự thảo nghị quyết kêu gọi "đình chỉ ngay lập tức việc cung cấp, bán hoặc chuyển giao trực tiếp và gián tiếp tất cả vũ khí và đạn dược" cho Myanmar.
Dự thảo nghị quyết đồng thời kêu gọi quân đội Myanmar chấm dứt tình trạng khẩn cấp và ngừng hành vi bạo lực chống lại người biểu tình ôn hòa, tôn trọng ý chí của người dân được thể hiện trong kết quả bầu cử, theo Reuters.
Xem thêm: /767146-ramnayM-iat-hnit-ueib-couc-cac-gnort-gnam-teiht-iougn-008-noH/h42-ioig-ehT/nv.moc.dnac