vĐồng tin tức tài chính 365

Vì sao VKSND Cấp cao rút kháng nghị tăng án tử hình nữ giám đốc tham ô?

2021-05-20 18:44

Ngày 20/5, TAND Cấp cao tại TP.HCM mở lại phiên xử phúc thẩm vụ án Tham ô tài sản, Đưa và nhận hối lộ, Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng đối với bị cáo Nguyễn Thị Hoàng Oanh (cựu giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Bến Thành (gọi tắt là Agribank Bến Thành) cùng nhiều đồng phạm khác.

Hồ sơ điều tra - Vì sao VKSND Cấp cao rút kháng nghị tăng án tử hình nữ giám đốc tham ô?

Bị cáo Nguyễn Thị Hoàng Oanh (nữ, hàng đầu) cùng các đồng phạm.

Trước đó, cựu giám đốc Nguyễn Thị Hoàng Oanh bị TAND TP.HCM tuyên tổng án chung thân về các tội danh nói trên. Sau bản án, Oanh kháng cáo kêu oan về các tội Tham ô tài sản và Nhận hối lộ. Nhiều bị cáo khác cũng có kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Tiếp đó, VKSND Cấp cao tại TP.HCM cũng có kháng nghị, theo hướng tăng án phạt lên tử hình đối với Oanh về tội Tham ô tài sản.

Phiên tòa phúc thẩm lần 1 được mở xét xử gần đây nhưng sau đó HĐXX quyết hoãn xử để làm rõ huyết thống 1 người con tên M. của bị cáo Oanh.

Sau đó, VKSND Cấp cao tại TP.HCM có văn bản đề nghị trưng cầu giám định huyết thống vì tài liệu chưa đủ cơ sở vững chắc khẳng định cháu M. là con ruột của bị cáo Oanh.

Đến phiên xử hôm nay (20/5), đại diện VKS cho biết, kết quả giám định thể hiện cháu M. (hiện có độ tuổi từ 15 năm 6 tháng đến 16 năm) có cùng huyết thống với bị cáo Oanh. Tính lùi lại thời điểm bị cáo Oanh phạm tội, bị cáo đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

Theo Điều 35 BLHS 1999 (nay là Điều 40 BLHS 2015) thì không áp dụng hình phạt tử hình đối với phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi xét xử. Vì vậy, VKS Cấp cao tại TP.HCM quyết định rút kháng nghị tăng án tử hình đối với bị cáo Oanh.

Theo nội dung vụ án, năm 2008, Nguyễn Thị Hoàng Oanh được bổ nhiệm làm Giám đốc Agribank Bến Thành.

Em rể của Oanh là Trương Thế Thanh (nguyên Trưởng phòng kế hoạch – kinh doanh Agribank Bến Thành) cũng công tác tại chi nhánh này. Lợi dụng chức vụ và mối quan hệ gia đình, Oanh đã cấu kết với Thanh thực hiện hàng loạt sai phạm với mục đích chiếm đoạt tiền của Nhà nước.

Cụ thể, năm 2009, Oanh ký duyệt cho chính em rể của mình là Thanh vay 13 tỷ đồng mà không cần tài sản đảm bảo. Toàn bộ số tiền vay được, Thanh đều sử dụng vào mục đích cá nhân.

Đến hạn trả nợ, Thanh lấy tên người khác, lập các hồ sơ vay với mục đích đáo nợ. Tất cả hợp đồng Thanh trình đều được Oanh ký duyệt.

Hành vi của Thanh được VKSND tối cao xác định là hành vi giúp sức cho Oanh tham ô tài sản. Bên cạnh đó, Thanh còn trực tiếp tham ô 13 tỷ đồng vì lấy tên người khác để lập các hồ sơ vay vốn, tham ô của Nhà nước số tiền này.

Tuy nhiên, Thanh mắc bệnh nặng và qua đời nên cơ quan tố tụng quyết định đình chỉ điều tra bị can.

Ngoài hành vi này, Oanh còn ký duyệt cho Lê Văn Tính (ngụ quận 3, TP.HCM) vay hàng trăm tỷ đồng khi Tính không đủ điều kiện vay vốn. Oanh thỏa thuận với Tính là sẽ cho Tính vay vàng nhưng Oanh sẽ lấy vàng và đưa tiền cho Tính.

Vì cần tiền làm ăn, Tính chấp nhận quy đổi mỗi cây vàng ra 19 triệu đồng tiền mặt, chấp nhận lỗ 2 triệu so với giá vàng thời điểm vay. Số tiền chênh lệch này Oanh được hưởng.

Trên thực tế, Agiribank Bến Thành cho Tính vay tổng cộng 137 tỷ đồng nhưng Tính chỉ nhận được 113 tỷ đồng, 24 tỷ đồng còn lại là tiền chênh lệch Oanh được hưởng. Hành vi này của Oanh bị truy tố về tội Nhận hối lộ.

Toàn bộ số tiền Tính vay được từ Agribank Bến Thành, Tính không sử dụng đúng mục đích vay mà làm ăn riêng, dẫn đến mất khả năng chi trả khi đến hạn. Lúc này, Oanh tiếp tục chỉ đạo cấp dưới ký các hợp đồng vay mới cho Tính để Tính đáo nợ cũ.

Tính đến thời điểm khởi tố vụ án, Tính đã nợ của Agribank Bến Thành hơn 300 tỷ đồng, trong khi tài sản bảo đảm của Tính chỉ có 88 tỷ đồng. Đến nay, Tính mất khả năng chi trả, gây thiệt hại số tiền lớn cho Agribank Bến Thành.

Ngoài các hành vi sai trái trên, Oanh còn được xác định là lợi dụng chức vụ được giao, chỉ đạo thuộc cấp lập các hồ sơ vay tiền, vàng của Agribank Bến Thành cho chính mình, với tổng cộng 26.600 chỉ vàng SJC (tương đương hơn 47 tỷ đồng).

Với số tiền này, Oanh chi tiêu cá nhân và dùng một phần lớn để mua nhà.

Sau khi mua nhà, Oanh lấy chính căn nhà này để cho Agribank Bến Thành thuê lại với giá 5.800 USD/tháng.

Khi đến kỳ hạn trả nợ, Oanh không có tiền để thanh toán các hợp đồng vay nên chỉ đạo thuộc cấp và em rể của mình dùng công ty TNHH Liên Lục Địa, cùng một số doanh nghiệp, cá nhân khác để lập các hồ sơ vay vốn mới nhằm đáo nợ các khoản vay cũ.

Với những hợp đồng mới này, Oanh đã tiếp tục vay của Agribank Bến Thành số tiền 34 tỷ đồng, trong khi tài sản đảm bảo của công ty Liên Lục Địa chỉ khoảng 12 tỷ đồng.

Xem thêm: lmth.799415a-o-maht-cod-maig-un-hnih-ut-na-gnat-ihgn-gnahk-tur-oac-pac-skv-oas-iv/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Vì sao VKSND Cấp cao rút kháng nghị tăng án tử hình nữ giám đốc tham ô?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools