vĐồng tin tức tài chính 365

Ngành điện đầu tư lớn vào TP Thủ Đức

2021-05-21 09:59
Ngành điện đầu tư lớn vào TP Thủ Đức - Ảnh 1.

Ngành điện TP.HCM đặt mục tiêu đi trước một bước tạo động lực cho sự phát triển của TP.HCM nói chung và TP Thủ Đức nói riêng. Trong ảnh: kỹ sư ngành điện kiểm tra thiết bị ở trạm biến áp công nghệ cao trước khi vận hành - Ảnh: NGỌC THUẬN

Ông Phạm Quốc Bảo, chủ tịch HĐTV Tổng công ty Điện lực TP.HCM (EVNHCMC), cho biết đã có kế hoạch đầu tư hàng ngàn tỉ đồng để phát triển hệ thống điện hiện đại, thông minh cho Thủ Đức.

Bằng việc đẩy mạnh hiện đại hóa và xây dựng lưới điện thông minh, chúng tôi hướng đến việc cung cấp điện và chăm sóc khách hàng ngày càng tốt hơn, góp phần vào mục tiêu xây dựng TP Thủ Đức là động lực tăng trưởng mới để TP.HCM phát triển bền vững.

Ông Phạm Quốc Bảo

Tập trung xóa bỏ mọi phiền hà cho người dân

Ông Bảo nhận định với địa thế nằm ở phía đông "đầu tàu" kinh tế cả nước, TP Thủ Đức được xem là cực tăng trưởng mới của TP.HCM và là nơi ứng dụng những giải pháp thông minh, sáng tạo, hướng đến một xã hội chuyển đổi số. Với kinh nghiệm là đơn vị chuyển đổi số dẫn đầu của ngành điện, EVNHCMC cho biết đã chuẩn bị hàng loạt giải pháp đồng bộ để đồng hành với TP.HCM xây dựng đô thị thông minh.

Với mục tiêu ngành điện đi trước một bước để tạo động lực cho sự phát triển của TP.HCM nói chung và TP Thủ Đức nói riêng, ngành điện thành phố đã đặt ra kế hoạch từ nay đến năm 2025 phấn đấu đạt mức phát triển ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực. Trong đó, vấn đề cung cấp điện xuyên suốt được đặc biệt quan tâm, đối với mỗi khách hàng tại TP Thủ Đức số lần mất điện bình quân trong năm dưới 0,3 lần và thời gian bị mất điện bình quân là ít hơn 30 phút/năm.

Chất lượng các dịch vụ về điện sẽ tiếp tục được nâng cao toàn diện. EVNHCMC đang nghiên cứu xây dựng hệ sinh thái chăm sóc khách hàng, đồng thời ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để dự báo nhu cầu sử dụng điện của khách hàng, phân tích xu hướng ý kiến khách hàng đối với các hoạt động, dịch vụ cụ thể để đáp ứng nhu cầu của khách hàng ngày càng tốt hơn. 

Để đảm bảo cung cấp điện cho TP Thủ Đức, giai đoạn 2021 - 2025 ngành điện sẽ đầu tư gần 3.200 tỉ đồng để xây dựng mới 1 trạm 220kV và 6 trạm 110kV; phát triển mới 250km lưới điện trung thế, 500km lưới điện hạ thế; cải tạo và gắn mới 500 trạm biến áp phân phối cho các khu vực thuộc địa bàn này.

Đặc biệt, ngành điện TP đã có kế hoạch riêng cho TP Thủ Đức như ngầm hóa lưới điện, xây dựng lưới điện thông minh, chuyển đổi số... Ngành điện cam kết sẽ tập trung mọi nguồn lực để xây dựng và đưa vào vận hành thành công lưới điện thông minh đúng theo đúng lộ trình đã đề ra. 

Nỗ lực này nhằm thay đổi diện mạo của TP Thủ Đức trở thành đô thị thông minh, có nền kinh tế số, xã hội số phát triển. Lâu dài hơn, chúng tôi cùng với các ngành khác sẽ góp phần đưa TP Thủ Đức thành một đô thị thông minh, sáng tạo tương tác cao như mục tiêu lãnh đạo thành phố đặt ra.

Để việc thực hiện diễn ra xuyên suốt, ngành điện đặc biệt chú ý tới nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có năng lực, kỹ năng đáp ứng phát triển chính quyền số, kinh tế số. Người dân sẽ được thụ hưởng sự công khai minh bạch mọi quy định, giảm thiểu và tiến tới xóa bỏ tất cả những phiền hà đối với người dân trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính.

Tăng tương tác giữa khách hàng và ngành điện

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Bảo cho biết EVNHCMC đã thực hiện đề án xây dựng lưới điện thông minh theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ từ năm 2012. Nhưng từ trước đó, ngành điện TP đã triển khai công tác số hóa dữ liệu từ năm 2000, cho đến năm 2012 là giai đoạn EVNHCMC triển khai mạnh mẽ việc xây dựng các chương trình phần mềm thay thế dần các nghiệp vụ quản lý thủ công, tổng hợp, báo cáo, truy xuất số liệu trên máy tính thay cho việc tra cứu, trích lục giấy tờ.

Đặc biệt, trong giai đoạn 2015 - 2020, ngành điện đã tập trung xây dựng hạ tầng chuyển đổi trên toàn TP, đến nay đã hoàn thành cơ bản. Hiện tại EVNHCMC có hệ thống giám sát, điều khiển từ xa cho 770/770 tuyến dây lưới điện trung thế thông qua hơn 1.700 thiết bị đóng cắt thông minh kết hợp với hạ tầng viễn thông dùng riêng. 

Do đó việc ứng cứu, xử lý sự cố sẽ diễn ra trong thời gian ngắn hơn 5 phút. Bên cạnh đó, 100% các trạm biến áp 110/220kV đã được chuyển sang vận hành theo chế độ không người trực mà điều khiển từ xa.

Đối với hạ tầng đo đếm, 80% côngtơ thông minh được lắp đặt giúp cung cấp thông tin sử dụng điện từng ngày từng giờ đến khách hàng. Thông qua đó khách hàng có điều chỉnh cách sử dụng điện để tiết kiệm hiệu quả. Tính đến ngày 30-4, toàn tổng công ty đã lắp đặt được gần 2,1 triệu côngtơ đo xa tập trung.

Trong công tác quản lý vận hành hệ thống điện, ngành điện thành phố đã xây dựng và đưa vào vận hành trung tâm điều khiển được trang bị hệ thống hiện đại, là nền tảng của lưới điện thông minh, giúp nâng cao năng lực giám sát, điều khiển và tự động hóa lưới điện toàn thành phố.

Theo ông Bảo, mục tiêu chính của đề án lưới điện thông minh nhằm nâng cao chất lượng cung cấp điện. Hiện nay trung bình mỗi khách hàng chỉ mất điện không đến 1 lần/năm và thời gian mất điện không tới 60 phút. Càng về sau, vấn đề này sẽ càng được giảm. 

Điểm khác biệt giữa lưới điện thông minh với lưới điện truyền thống là tạo ra sự tương tác hai chiều giữa khách hàng với ngành điện. Trước đây, dịch vụ từ ngành điện chỉ diễn ra từ điện lực xuống khách hàng. Với đề án này, khách hàng có thể tương tác ngược lại để ngành điện nâng cao chất lượng cung cấp điện và dịch vụ khách hàng.

Đẩy mạnh ngầm hóa

baitruyethong-lphan (3)

Nhân viên Tổng công ty Điện lực TP.HCM kiểm tra các tủ điện phục vụ ngầm hóa trên đường Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận - Ảnh: NGỌC THUẬN

Theo ông Luân Quốc Hưng - phó giám đốc phụ trách kỹ thuật EVNHCMC, với khu vực TP Thủ Đức, song song với phát triển mới lưới điện, việc ngầm hóa lưới điện đặc biệt được lưu ý trong giai đoạn 5 năm tới. Giai đoạn này ngành điện sẽ thực hiện 27 công trình ngầm hóa lưới điện kết hợp dây thông tin. Sau khi hoàn thành sẽ nâng tỉ lệ ngầm hóa lưới điện trung thế hiện nay từ dưới 50% lên 75 - 80% vào năm 2025 và đạt 100% trong giai đoạn tiếp theo.

Lợi ích đầu tiên của việc ngầm hóa mà người dân thụ hưởng là mỹ quan đô thị được cải thiện. Một thành phố hiện đại không thể tồn tại "mạng nhện" chằng chịt trên đường phố. Đặc biệt sau khi ngầm hóa sẽ nâng cao tính chất an toàn, hạn chế các rủi ro do sự cố đường dây nổi gây ra.

Đóng tiền điện được giảm 50.000 đồng

Đó là chia sẻ của chị Mỹ Hoa, ngụ phường Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức. Chị Hoa cho biết khá bất ngờ khi lần đầu đóng tiền điện thông qua ứng dụng Viettel Pay lại được giảm 50.000 đồng. Chị Hoa cho biết trước đây thường đến đóng tiền tại các điểm thu hộ. Sau khi được bạn hướng dẫn, chị tải ứng dụng, nhập mã hợp đồng và thanh toán số tiền khoảng 470.000 đồng thì có nhân viên gọi báo chị được giảm tiền và số tiền sẽ hoàn vào tài khoản trong ngày.

Theo EVNHCMC, việc thanh toán tiền điện hiện nay rất thuận lợi, khách hàng có thể nhờ người thân hoặc tự liên hệ với ngân hàng để đăng ký hình thức trích nợ tự động hằng tháng. Đồng thời, khách hàng có thể đăng ký ví điện tử để có thể thanh toán qua điện thoại hoặc thanh toán qua SMS/Internet Banking, website/ứng dụng EVNHCMC CSKH của EVNHCMC hoặc thanh toán trực tiếp tại các điểm thu tiền điện gần nhà như phòng giao dịch ngân hàng, các cửa hàng tiện lợi, trung tâm điện máy...

Chính nhờ sự liên kết này mà khách hàng có thể thụ hưởng nhiều lợi ích, thậm chí là được giảm tiền như khách hàng Mỹ Hoa chia sẻ.

Ngành điện trao 600 triệu đồng ủng hộ Đà Nẵng chống dịch COVID-19Ngành điện trao 600 triệu đồng ủng hộ Đà Nẵng chống dịch COVID-19

TTO - Chiều 17-5, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã trao số tiền 600 triệu đồng ủng hộ TP Đà Nẵng phòng chống dịch COVID-19.

Xem thêm: mth.75453019012501202-cud-uht-pt-oav-nol-ut-uad-neid-hnagn/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Ngành điện đầu tư lớn vào TP Thủ Đức”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools