Mỗi ngày, chúng ta đều gặp phải những thử thách tưởng chừng như không thể vượt qua. Các vấn đề mà dù cho sau nhiều tuần, nhiều tháng hay nhiều năm cố gắng bạn cũng không thể giải quyết được.
Làm thế nào mà bạn gặp phải những thách thức đó? Nó xuất hiện trong những dự định mà bạn đang theo đuổi, hay trong mơ ước về những thứ tốt đẹp của bạn? Có một cách giúp giải quyết những thách thức mà bạn gặp phải, đó là cải tiến suy nghĩ của bạn.
Kỹ năng tư duy, giải quyết vấn đề và lập luận tốt là những kỹ năng cần thiết. Chúng có thể được phát huy thông qua việc học hỏi từ các cơ cấu tổ chức mới và mở rộng tư duy của chúng ta.
Để giải quyết những vấn đề khó, hãy cải tiến suy nghĩ của bạn.
Thật may mắn cho chúng ta khi các nhà tư tưởng, nhà sáng tạo, doanh nhân hay triết gia lỗi lạc đã để lại những cách thức bổ ích để giải quyết những vấn đề khó trong cuộc sống.
Tư duy song phương là một trong những cách thức đó.
Tư duy song phương là gì?
Tư duy song phương là một hệ thống về cách tiếp cận tư duy sáng tạo. Nó có thể giúp chúng ta nhìn nhận vấn đề theo nhiều cách mới lạ, bất ngờ và tạo ra các giải pháp sáng tạo hơn.
Tư duy song phương có thể giúp chúng ta tạo ra những câu trả lời sáng tạo bằng cách nhìn nhận vấn đề của chúng ta theo nhiều cách mới lạ và bất ngờ.
Thuật ngữ Tư duy song phương được đặt ra bởi nhà tâm lý học Edward de Bono trong cuốn sách Tư duy song phương: Sáng tạo từng bước. Tư duy song phương được de Bono mô tả như một sự thay thế cho tư duy phân tích các vấn đề "bình thường" của chúng ta.
Tư duy song phương chủ yếu mô tả về cách tiếp cận, nhưng nó cũng đại diện cho những phương pháp giúp chúng ta mở mang đầu óc với những ý tưởng mới, đổi mới, gặt hái được những ý tưởng hay nhất và chỉnh sửa chúng để phù hợp với thế giới thực tại.
Làm thế nào sử dụng được Tư duy song phương?
Tư duy song phương là cả một quá trình chứ không phải một công cụ cụ thể, nó mang lại giải pháp cho các vấn đề theo từng bước như sau:
1. Xem xét các Giải pháp Thay thế
Edward de Bono lập luận rằng ngay cả khi bạn có một giải pháp cho một vấn đề, thì việc bạn cân nhắc kỹ lưỡng thêm nhiều cách giải quyết khác nhau có thể giúp bạn nhìn nhận một vấn đề từ nhiều góc độ nhất có thể.
2. Kích thích ngẫu nhiên
Khi bạn đi dạo, thăm viện bảo tàng hay lái xe trên phố, trí óc bạn cũng sẽ được kích hoạt để tìm ra các giải pháp bất ngờ. Một nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Stanford còn phát hiện ra rằng đi bộ giúp cải thiện khả năng sáng tạo rất tốt.
3. Tư duy Trừu tượng
Khi được yêu cầu giải quyết vấn đề hoặc khắc phục sự cố, các nghiên cứu cho thấy bản năng đầu tiên của chúng ta thường là tạo ra nhiều thứ mới, chẳng hạn như: tạo ra sản phẩm mới, bao bì mới hoặc một dự án mới. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu bạn thay thế dần dần thay vì bỏ ngay lập tức thứ hiện tại để thay một cái gì đó mới?
Một ví dụ về tư duy song phương trong hành động
Nghe có vẻ đây là điều rất tuyệt vời, nhưng làm thế nào chúng ta có thể áp dụng Tư duy song phương vào thực tế? Hãy làm một bài tập suy nghĩ sau đây:
Hãy tưởng tượng bạn có một chuỗi cửa hàng pizza trên toàn quốc, tuy nhiên doanh số bán hàng của bạn bị sụt giảm do chất lượng bánh pizza chưa tốt. Bạn vừa dành một năm để cải tiến sản phẩm và bạn biết sản phẩm này đang rất thành công. Nhưng bây giờ, bạn gặp phải một vấn đề mới, những chiếc bánh pizza đang được giao trông rất đẹp mắt nhưng lại bị hỏng trong quá trình vận chuyển. Vào thời điểm khách hàng nhận được những chiếc pizza, chúng trông như thế này:
Vậy nên hãy sử dụng Tư duy song phương để giải quyết vấn đề này.
1. Xem xét các Giải pháp Thay thế
Giải pháp đầu tiên là bạn phải thêm một miếng định hình bánh vào hộp bánh pizza, và đương nhiên, nó được thiết kế để làm điều đó.
Nhưng đó chỉ mới là giải pháp đầu tiên, vì vậy bạn nên thử "Cân nhắc thêm các giải pháp thay thế" và đưa ra nhiều ý tưởng cho vấn đề này. Bạn cần suy nghĩ sâu hơn, nghiền ngẫm những nguyên nhân gốc rễ khiến những chiếc pizza bị hỏng. Cách giải quyết bứt phá hơn có thể là gì?
2. Kích thích ngẫu nhiên
Bạn đang gặp khó khăn, vì vậy bạn nên đi bộ xung quanh gần nơi bạn sống. Nó giống như việc bạn vừa làm hỏng chiếc quần của mình và gần như bị gãy mắt cá chân vì đi qua chỗ trông giống như vũng nước nhỏ nhưng cuối cùng lại là một ổ gà lớn. Sau đó, bạn quan sát thấy một chiếc ô tô chạy qua nó và bị va chạm khá mạnh xuống đường.
Bạn vẫn chưa nghĩ ra giải pháp, nhưng bạn bắt đầu tự hỏi "Liệu tài xế giao hàng của mình nên làm gì để giữ pizza có hình dạng đẹp hơn?"
3. Tư duy Trừu tượng
Pizza bị hỏng nghe có vẻ giống như hoạt động kinh doanh của công ty đang gặp trục trặc ở đâu đó. Nhưng nếu không phải thì sao? Những yếu tố bên ngoài nào có thể khiến pizza bị hư hỏng khi giao cho khách hàng?
Tất nhiên! Đường gập ghềnh, cụ thể là ổ gà. Bạn chạy thêm vài cây số và phát hiện ra rằng những khu vực có nhiều ổ gà nhất cũng có số lượng khiếu nại về chất lượng sản phẩm cao nhất.
Dominos Pizza: Các nhà tư tưởng có tư duy song phương trong thế giới thực
Nếu bạn tuân theo quy trình của tư duy song phương, bạn có thể phát triển một giải pháp để xử lý những chiếc pizza bị hỏng giống như Dominos đã làm khi đưa ra sáng kiến "Mở đường cho Pizza".
Dominos đã sử dụng Tư duy song phương để tìm ra nhiều khiếu nại về sản phẩm liên quan đến việc tài xế của họ va phải ổ gà trong lúc giao pizza. Vì vậy, Dominos đã tìm ra một giải pháp sáng tạo mang lại lợi ích cho họ nói riêng và cho cộng đồng nói chung.
Các đội xe tải nhanh chóng lên đường tuyên truyền khẩu hiệu "Đường xấu cũng không thành vấn đề với pizza ngon". Được tài trợ bởi Dominos, các đội này đã bắt đầu sửa chữa các ổ gà trên những con phố mà các tài xế giao hàng của họ thường xuyên lui tới.
Mai Lâm
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị