vĐồng tin tức tài chính 365

Thương con ai kể tháng ngày - Kỳ 4: Người mẹ xẻ gan cứu con

2021-05-25 12:59
Thương con ai kể tháng ngày - Kỳ 4: Người mẹ xẻ gan cứu con - Ảnh 1.

Chị Vinh vẫn giữ hồ sơ tặng gan cho con để làm kỷ niệm - Ảnh: TÂM LÊ

Chúng tôi về tìm về Vân Canh, huyện Hoài Đức, Hà Nội giữa ngày nắng tháng 5 như đổ lửa. Nghe câu chuyện về tình mẫu tử, phụ tử thiêng liêng của vợ chồng chị Vinh mà cảm giác như dòng sữa mát lành của mẹ đang chảy vào cơ thể mình.

Phần cơ thể nào cũng cho con

Người mẹ hiền lành, khỏe mạnh và trông trẻ hơn tuổi 53 nhiều. Nhưng chị cũng dễ xúc động khi nhắc lại chuyện cũ, đó là những phút sinh tử chị cứu con mình.

"Khi lên bàn mổ, bác sĩ hỏi: "Chị muốn hiến bao nhiêu gan cho con?". Tôi bảo bác sĩ cứ lấy làm sao tốt nhất cho con là được. Chỉ cần cứu được con thì phần nào của cơ thể tôi cũng cho con hết" - chị Vinh nhớ mình đã nói và ký vào cam kết nếu xảy ra sự cố tử vong sẽ hiến toàn bộ nội tạng cho người cần.

Cuộc phẫu thuật ghép gan của chị cho con diễn ra năm 2017, được thực hiện ở Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec, Hà Nội, kết quả thành công ngoài mong đợi. Con trai Cao Sơn Hải của chị giờ đã là một chàng trai 24 tuổi, khỏe mạnh và có công việc ở cửa hàng điện tử.

Trước thời điểm ghép gan, Hải là cậu bé phải "cõng" trên lưng nhiều chứng bệnh hiếm gặp ở lá lách, phổi. Căn bệnh xơ gan tiến triển đe dọa đến tính mạng cậu nặng nề nhất, khiến người cậu gầy xọp và luôn nghĩ mình không còn sống được bao lâu.

Khi đang điều trị hậu phẫu lá lách cho con ở Bệnh viện Việt - Đức, chị Vinh nghe bác sĩ nói vui: "Về lớn hơn chút nữa để sau này ghép gan". Từ lúc đó chị có linh cảm mình có thể cứu sống được con trai.

"Tôi lao vào tìm hiểu, hỏi han bác sĩ và biết được cha mẹ có thể hiến gan cho con. Gan của tôi rất khỏe nên mừng lắm"- chị Vinh quyết tâm bằng bất cứ giá nào cũng cứu con.

Nhưng chi phí một ca mổ ghép gan lúc này tới hơn 3 tỉ đồng, nghe số tiền lớn như vậy chị Vinh chạy ra hành lang khóc thầm. Đối với một gia đình bán nông, lại chạy chữa bệnh cho con gần 10 năm thì con số này quá lớn.

Về sau bình tĩnh lại, vợ chồng chị Vinh dự tính sẽ bán hết đất, cả đất ruộng và đất ở. Cả hai lại bàn cách vay mượn thêm những nơi có khả năng vay để sẵn sàng liên hệ khi cần.

Thấy hoàn cảnh gia đình chị, một bác sĩ ấn vào tay chị tấm danh thiếp của Bệnh viện Vinmec, bảo chị đến hỏi suất tài trợ. Không chần chừ một giờ nào, chị tìm đường đến bệnh viện này và đã gặp may, nhận được suất nhân ái cho ca mổ ghép gan của Bệnh viện Vinmec.

"Ban đầu được tài trợ 70% chúng tôi đã mừng lắm, sau lại nhận được 100% thì chúng tôi nghĩ đã gặp được một cơ duyên nào đó" - vợ chồng chị Vinh đều có cùng một cảm nghĩ như vậy.

Buổi sáng đầu tiên tỉnh dậy sau ca mổ, chị Vinh đã khóc nức nở. Trong lúc trò chuyện với chúng tôi, người mẹ này vẫn không kìm nén được cảm xúc. Nhưng tất cả đều là giọt nước mắt hạnh phúc.

"Lúc đó, bác sĩ động viên: "Con chị khỏe rồi, hai mẹ con đều khỏe như vậy sao chị còn khóc?". Họ cho tôi xem iPad hình con đang tập thể dục. Nhưng tôi khóc vì đã cứu được con và khóc vì tại sao lại có một bệnh viện tốt với chúng tôi như vậy" - chị Vinh kể ở Vinmec không mất chi phí, lại được chăm sóc tận tình làm chị xúc động.

"Ngày ra viện, chúng tôi mua một giỏ quà cảm ơn cũng bị từ chối, tôi đã viết một bức tâm thư để cảm ơn các bác sĩ và bệnh viện. Tôi mong rằng có nhiều hoàn cảnh như chúng tôi được cứu giúp hơn nữa" - chị Vinh trải lòng.

Thương con ai kể tháng ngày - Kỳ 4: Người mẹ xẻ gan cứu con - Ảnh 2.

Ảnh chụp gia đình chị Vinh, Hải đã khỏe mạnh đứng bên mẹ - Ảnh: TÂM LÊ chụp lại

10 năm đổi một nụ cười

Chị Vinh cho chúng tôi xem bức hình già hơn tuổi của mình ngày chăm con ở bệnh viện, giờ chị má thắm, môi hồng, luôn thường trực nụ cười duyên dáng.

"Đồ mỹ phẩm đều là con đi làm mua tặng mẹ, nó bảo mẹ làm ít việc để thời gian nghỉ dưỡng" - chị Vinh cho biết cậu con trai khỏe mạnh trở lại, đã biết lo cho bố mẹ nhiều hơn trước.

Chồng chị, anh Cao Tuân, bề ngoài mang vẻ lạnh lùng, nhưng khi nói về chuyện sinh tử của con, nét mặt anh dịu xuống hiền từ. "Tôi nghĩ làm cha mẹ sinh con ra phải chăm lo cho con lúc ốm đau. Nếu gan của mẹ nó không hợp tôi sẽ dùng gan của mình cho con" - anh Tuân tâm sự.

Lúc đầu chạy tiền cho con phẫu thuật, anh đã sẵn sàng "bán lúa non", bán giá rẻ toàn bộ sản nghiệp của gia đình. "Anh ấy chạy ngược xuôi, gầy rộc người để tìm cách lo cho con từ ngày con bị bệnh" - chị Vinh xúc động kể về chồng.

Vợ chồng chị sinh được hai người con trai, người con đầu khỏe mạnh, đã có công việc và gia đình ổn định. Cậu con trai út Sơn Hải lớn lên cũng khỏe mạnh bình thường, nhưng năm lớp 10 trong một lần tập thể dục kéo xà thì phát hiện bị đau lá lách.

Lúc ấy chị Vinh chưa để ý nhiều, nghĩ con vận động mạnh nên ảnh hưởng. Đến tối, Hải vừa ăn miếng dứa mẹ gọt sẵn ở bàn thì bỗng bị cơn đau hành hạ, sau đó nôn ra từng đợt máu không ngừng.

Vợ chồng chị Vinh hoảng hốt đưa con đến Bệnh viện 19-8 nơi gần nhất để cầm máu, chẩn đoán lá lách bị viêm nặng.

Điều trị không thuyên giảm, họ xin chuyển con sang Bệnh viện Bạch Mai. Ở đây chẩn đoán Hải bị chảy máu vì giãn tĩnh mạch thực quản do chức năng gan kém. Cứ vài tháng phải đến viện thắt vòng tĩnh mạch một lần để cầm máu. Nếu không sẽ dẫn đến tình trạng chảy máu không đông đến chết, loại bệnh này ở người trẻ rất hiếm gặp.

4 năm chạy chữa cho con, nhiều lần chị Vinh ra ngoài hành lang khóc thầm: "Bệnh vẫn trầm trọng, thấy con yếu dần, chúng tôi đều nghĩ con không thể nào qua khỏi". Chưa hết lo lắng, bệnh viện lại báo phim chụp phổi của Hải có một đốm đen nghi ung thư.

Ở Bạch Mai làm sinh thiết, rất may Hải không bị ung thư. Nhưng thể trạng Hải lúc này rất yếu, vợ chồng chị Vinh lại xin chuyển viện, đưa con lên Bệnh viện Việt - Đức mổ lá lách, ổn định tiểu cầu để cầm máu.

"Chính thời gian ở Việt - Đức, chúng tôi có cơ duyên kết nối được Bệnh viện Vinmec để thay gan cho con" - chị Vinh cười hiền.

Chị Vinh nhớ lúc bác sĩ, giáo sư người Hàn Quốc Chong Woo Chu, giám đốc Trung tâm gan mật tụy của Vinmec là người phụ trách mổ chính cho Hải. Bác sĩ Chu qua phiên dịch đã động viên chị, khen sự hi sinh của chị cho con, vì nguồn tạng hiến từ người chết não lúc này còn hiếm.

Ông cũng nhắn nhủ qua trường hợp của Hải, những người làm cha mẹ có khả năng ghép gan cho con hãy tự tin. Vì thực tế sau khi cho đi một phần gan, phần còn lại sẽ tự tăng sinh trở thành một lá gan hoàn chỉnh gần như ban đầu và đảm bảo đầy đủ chức năng hoạt động.

Gần 10 năm chiến đấu với bệnh tật, Hải đã lấy lại nụ cười trên môi.

Ngày ra viện, cậu đã xúc động nói cảm ơn bố mẹ và các bác sĩ: "Em như đã được tặng một cuộc đời mới mà cha mẹ và bác sĩ đã đem tới. Em muốn được làm việc và sống như một người khỏe mạnh để xứng đáng với những tấm lòng cao cả ấy".

Và cậu đã thực hiện đúng lời hứa đó trong tình thương yêu vô bờ bến của mẹ cha.

Cuộc sống ý nghĩa bên gia đình

Sau một năm nghỉ dưỡng, tái khám ở bệnh viện, Hải giờ chỉ ở nhà uống thuốc cho hết giai đoạn đầu 5 năm. Sức khỏe mẹ con đều khỏe mạnh, tinh thần nhẹ nhàng, thoải mái hơn.

Chúng tôi gặp Hải ở cửa hàng điện tử nơi cậu làm việc, cậu bẽn lẽn không nói nên lời. Nhưng bàn tay cậu đặt lên vị trí phần gan mẹ tặng, bộc bạch: "Em mong làm có tiền để mỗi năm có thể đưa bố mẹ đi nghỉ dưỡng một nơi. Vì theo em, cuộc sống cần có lúc nghỉ ngơi bên gia đình mới thấy ý nghĩa hơn".

*****************

Người mẹ nghèo ngày đêm đi bán vé số, mong dành dụm được tiền để chữa trị các vết thương bỏng cho con, "bởi con còn đau thì mẹ cũng đau với con".

>> Kỳ tới: Con đau thì mẹ cũng đau

Thương con ai kể tháng ngày - Kỳ 3: Ước ông trời cho mẹ bệnh thay conThương con ai kể tháng ngày - Kỳ 3: Ước ông trời cho mẹ bệnh thay con

TTO - 'Lòng mẹ thương con đứt ruột mà cô ơi! Tội nghiệp con, tui chỉ ước ông trời cho mình bị bệnh thay tụi nó', bà Hai lấy vạt áo sờn rách lau nước mắt, giọng run run nhắc đến hai người con trai bị tâm thần mà bà đang nuôi.

Xem thêm: mth.45782831152501202-noc-uuc-nag-ex-em-iougn-4-yk-yagn-gnaht-ek-ia-noc-gnouht/nv.ertiout

Comments:0 | Tags: vay

“Thương con ai kể tháng ngày - Kỳ 4: Người mẹ xẻ gan cứu con”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools