vĐồng tin tức tài chính 365

Ngành bia ra sao sau một năm áp dụng Nghị định 100?

2021-05-25 15:22

"Cú sốc" chính sách

Đầu năm 2020, khi Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 về "Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt" (trong đó có nội dung xử phạt nặng người tham gia giao thông có sử dụng bia rượu) có hiệu lực, đã có nhiều dự báo bi quan cho ngành bia Việt Nam trong tương lai.

Tờ Bloomberg từng dự đoán mức tiêu thụ bia của ngành này giảm ít nhất 25% sau khi Nghị định 100 có hiệu lực. Mặc dù trước đó, các nghiên cứu đều chỉ ra rằng Việt Nam là quốc gia có lượng tiêu thụ rượu bia đứng đầu Đông Nam Á. Từ năm 2013 đến 2018, Việt Nam là quốc gia có sản lượng bia lớn thứ ba khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Vào thời điểm đó, nhiều công ty sản xuất rượu, bia cũng công bố mức doanh thu giảm khá mạnh so với các năm trước.

Cụ thể, quý 1/2020, doanh thu thuần của tổng công ty Bia Rượu NGK Hà Nội (Habeco) chỉ đạt 774 tỷ đồng, giảm 51% so với quý 1/2019. Đây cũng là quý đầu tiên sau rất nhiều năm Habeco báo lỗ, với khoản lỗ 98,33 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước công ty lãi 64 tỷ đồng.

Do tác động kép của Nghị định 100 và Covid-19, trong kỳ, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của Habeco âm hơn 1.000 tỷ đồng, tổng tài sản cuối quý 1 của "ông lớn" ngành bia phía Bắc còn 6.828 tỷ đồng, giảm 12% so với đầu năm.

Ở phía Nam, "đại gia" ngành bia Sabeco (tổng công ty CP Rượu - Bia - NGK Sài Gòn) cũng công bố kết quả thấp nhất trong nhiều năm với doanh thu quý 1/2020 đạt 4.909 tỷ đồng, giảm 47% và lợi nhuận sau thuế đạt 717 tỷ đồng, giảm 44% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân sụt giảm của Sabeco tương tự Habeco.

Chứng kiến doanh thu và lợi nhuận đồng loạt giảm gần một nửa, khiến cho dòng tiền hoạt động kinh doanh của trong kỳ âm gần 1.100 tỷ đồng, Tổng giám đốc Sabeco Bennett Neo từng thừa nhận sau năm 2019 thành công, công ty đã khởi đầu năm 2020 trong hoàn cảnh thật sự khó khăn và đây là "giai đoạn khó khăn nhất trong lịch sử”.

Từ thực tế trên, bộ phận nghiên cứu thuộc công ty chứng khoán SSI đã đưa ra nhận định, sản lượng tiêu thụ bia của Sabeo có thể sụt giảm 12 - 20% trong năm 2020, nếu như dịch bệnh ở Việt Nam được kiểm soát và kết thúc vào  quý II/2020. Theo kịch bản này, lợi nhuận ròng của Sabeco cũng sẽ giảm tương ứng 8% - 18%.

"Lội ngược dòng" thắng lớn

Tuy nhiên, theo kết quả công bố sơ bộ từ Khảo sát mức sống dân cư năm 2020 của tổng cục Thống kê, lượng tiêu thụ rượu bia năm 2020 đã tăng lên cao lên mức 1,3 lít/người/tháng so với mức 0,9 lít/người/tháng của năm 2018. 

Trước đó, trong suốt giai đoạn từ năm 2010 đến 2018, lượng tiêu thụ rượu bia bình quân hầu như không thay đổi nhiều, dao động từ 0,9 đến 1 lít/người/tháng.

Bình quân năm 2020, mỗi người Việt Nam tiêu thụ tới 15,6 lít rượu, bia.

Đáng lưu ý, đây là năm đầu tiên áp dụng Nghị định 100 và là năm mà toàn ngành kinh tế chịu tác động tiêu cực từ dịch bệnh Covid-1 (người dân thắt lưng buộc bụng hơn, hàng quán nhiều lần phải đóng cửa để thực hiện giãn cách xã hội...).

Nhìn vào kết quả kinh doanh của một số "ông lớn" ngành bia trong năm qua có thể thấy doanh nghiệp ngành này vẫn tăng trưởng bất chấp tác động kép của chính sách và dịch bệnh.

Cụ thể, năm 2020, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của Sabeco đạt lần lượt 27.961 tỷ đồng và 4.937 tỷ đồng.

Được biết, trước đó ban lãnh đạo Sabeco đã đặt kế hoạch khá dè dặt với doanh thu 23.800 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 3.252 tỷ đồng, giảm lần lượt 37% và 39% so với năm 2019. Đây là mức doanh thu và lợi nhuận theo kế hoạch thấp nhất trong 5 năm trở lại đây của doanh nghiệp này.

Tiêu dùng & Dư luận - Ngành bia ra sao sau một năm áp dụng Nghị định 100?

Bia Sài Gòn thắng lớn, bất chấp tác động kép của Nghị định 100 và Covid-19

Đánh giá kết quả này, các chuyên gia kinh tế cho rằng, kênh phân phối mua về nhà vẫn là động lực chính cho tăng trưởng của Sabeco trong năm 2020. Để chiếm thị phần tại kênh phân phối này, hãng bia "con cưng" của bộ Công Thương đã tung ra sản phẩm mới là bia Lạc Việt theo công thức của các nghệ nhân Việt, đồng thời cung cấp một số ưu đãi cho các nhà bán lẻ và người tiêu dùng.

Song song với đó, ban lãnh đạo Sabeco đã chủ trương cải thiện kênh thương mại hiện đại và phát triển kênh thương mại điện tử riêng, mở rộng hệ thống mạng lưới phân phối, trong đó gia tăng thị trường xuất khẩu và tăng độ phủ ở nông thôn.

Năm 2021, Sabeco dự kiến doanh thu đạt 33.491 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 5.289 tỷ đồng, tăng lần lượt 20% và 7% so với năm 2020.

Kết thúc quý 1/2021, DN đạt doanh thu thuần 5.861 tỷ đồng, tăng hơn 19% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận gộp 1.712 tỷ đồng, tăng 26,5%. Biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 27,6% lên 29,2%. 

Kết quả, Sabeco đạt 986 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 37,5% so với quý 1 năm ngoái. 

Tại Habeco, tuy sự tăng trưởng không rõ rệt như Sabeco nhưng kết quả cũng khá khả quan do với dự báo.

Theo đó, năm 2020, sản lượng tiêu thụ của Habeco sụt giảm trong những tháng đầu năm song đã có sự phục hồi mạnh mẽ trong 3 tháng liên tiếp của vụ hè. Kết thúc năm 2020, doanh thu tiêu thụ sản phẩm chính đạt hơn 5.893 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 625,3 tỷ đồng, tăng 152,2% so với kế hoạch đề ra đầu năm. Trên thị trường, thị phần Habeco chiếm 38,5%. 

Tuy vậy, năm 2021, Habeco vẫn đặt mục tiêu doanh thu sản phẩm chính đạt 5.391 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 255 tỷ đồng, giảm lần lượt 8,5% và 59,2% so với thực hiện năm trước. Nếu thực hiện như kế hoạch, đây sẽ là mức lãi thấp nhất trong nhiều năm qua

Không rõ đây có phải chiến lược đặt mục tiêu thấp để ghi nhận tăng trưởng cao của ông lớn ngành bia số 1 miền Bắc hay không, chỉ biết rằng quý 1/2021, DN này tiếp tục lãi lớn.

Cụ thểm doanh thu thuần đạt 1.375,6 tỷ đồng, tăng 78% so với cùng kỳ năm 2020. Biên lãi gộp được cải thiện từ 19% lên trên 24%.

Mặc dù chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ tăng lần lượt 21% và 16% song Habeco vẫn lãi thuần 37 tỷ đồng (trong khi cùng kỳ năm 2020 lỗ thuần 95,6 tỷ đồng).

Nhờ hoạt động khác có lãi hơn 25 tỷ đồng nên kết quả Habeco lãi sau thuế 47,6 tỷ đồng trong khi quý 1/2020 lỗ sau thuế hơn 98 tỷ đồng. 

Ngày 1/1/2020, Nghị định 100 về phòng chống tác hại rượu bia có hiệu lực, quy định tăng mức xử phạt tối đa đối với các hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn.

Cụ thể, người điều khiển xe ôtô vi phạm nồng độ cồn ở mức cao nhất sẽ bị phạt tiền từ 30-40 triệu đồng; người điều khiển xe máy có thể bị phạt cao nhất 8 triệu đồng, gấp đôi so với mức phạt cũ. Các hành vi vi phạm nồng độ cồn thậm chí có thể bị tịch thu bằng lái xe trong 2 năm, trong khi mức phạt trước đây tịch thu bằng lái tối đa chỉ 5 tháng.

Luật cũng yêu cầu quảng cáo rượu phải bao gồm các cảnh báo về sức khỏe và các cửa hàng cấm bán rượu cho những người dưới 18 tuổi

Ngoài ra, Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế ký ban hành ngày 28/9/2020 có hiệu lực từ ngày 15/11/2020 (thay thế Nghị định 176) cũng có phần quy định về phòng chống tác hại rượu bia, bao gồm phạt đối với cả hành vi ép buộc người khác uống rượu bia.

Minh Minh

Xem thêm: lmth.654515a-001-hnid-ihgn-gnud-pa-man-tom-uas-oas-ar-aib-hnagn/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Ngành bia ra sao sau một năm áp dụng Nghị định 100?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools