vĐồng tin tức tài chính 365

Chiều sâu hướng thiện của một cộng đồng

2021-05-27 14:29
Chiều sâu hướng thiện của một cộng đồng - Ảnh 1.

Ảnh: L.ĐIỀN

Cụm từ "đôi điều suy ngẫm" có vẻ chỉ là một lối nói quen thuộc, bởi tác giả mang đến cho người đọc rất nhiều điều để cùng suy ngẫm, chia sẻ và cùng thông hiểu về đời sống tinh thần của cư dân vùng đất Nam Bộ.

Từ những thực tế trải nghiệm của mình, tác giả Trần Bảo Định tiếp cận 5 đề mục tiêu biểu với mạch dẫn xuyên suốt là biểu hiện của tín ngưỡng Phật giáo trong đời sống người dân Nam Bộ. 

Đó là tín ngưỡng thờ phượng Mẹ Nam Hải ở Bạc Liêu; đạo Bửu Sơn Kỳ Hương và Tứ Ân Hiếu Nghĩa với quan niệm đạo đức đậm chất Việt; quan niệm về đốn ngộ trong mối liên hệ với Phật tính dân gian; Phật giáo Khất sĩ trong lòng người Nam Bộ; và vùng đất được xem là linh thiêng với sự hiện diện của nhiều thế hệ "ông đạo": Thất Sơn đất linh đạo sĩ.

Đóng góp đáng kể của nhà nghiên cứu Trần Bảo Định là từ các hiện tượng trong đời sống thực tế của người dân Nam Bộ, ông nhìn thấy tính Phật hướng dẫn những hành vi từ cá nhân đến cộng đồng. 

Đó chính là lòng thiện, tinh thần vô úy (không sợ hãi) và khả năng nhận biết các giá trị để hành động có đạo đức.

Chẳng hạn trong thiên khảo luận về Mẹ Quan Âm Nam Hải ở Bạc Liêu, tác giả chia sẻ cách hiểu cần có đối với một biểu tượng tâm linh: "Mẹ Nam Hải là chỗ dựa tinh thần của người dân Bạc Liêu nói riêng và người dân Tây Nam Bộ nói chung. 

Không phải thần lực vô biên mà chính là niềm tin và lòng không sợ hãi (vô úy) mới là sự hộ trì to lớn của Mẹ Quán Thế Âm đối với bà con ven biển nghèo khó. 

Một khi cầu nguyện phẩm danh của Mẹ cũng có nghĩa là kết thông niềm tin từ lòng bao dung cộng hưởng và khuếch trương "vô úy" trong đời sống tinh thần. Đó mới là sức mạnh thiết thực giúp con người đối mặt với cuộc sống biển cả đầy hiểm nguy rình rập".

Với lợi thế am hiểu các mặt của đời sống người dân Nam Bộ, cộng với kiến thức Phật học và tinh thần khách quan trong suy xét khảo cứu, những trang viết của Trần Bảo Định như những vạch, kẻ, khoanh vùng, chỉ ra những vấn đề sát sườn, đắt giá, thú vị nhất trong đề tài "Phật tính dân gian" mà ông tâm đắc.

Đó chính là cách chắt lọc lấy tinh thần đạo đức độc đáo của đạo Tứ Ân: xem trọng bốn khoản công ơn trong một đời người (ơn cha mẹ, ơn đất nước, ơn tam bảo, ơn đồng bào - chúng sinh), trong đó "ân đất nước được nhấn mạnh đặc biệt, có ý nghĩa trong thời kỳ Tổ quốc bị ngoại xâm". 

Từ đó nhận ra những tôn giáo bản địa như vậy chính là một cách nhập thế theo tinh thần của Phật giáo nói chung.

Tập sách còn được tác giả "mềm hóa" bằng cách in kèm sau mỗi thiên khảo luận một câu chuyện liên quan. Do vậy bạn đọc sau khi tập trung căng thẳng nắm bắt các vấn đề có tính nghiên cứu triết luận, lại được "xả hơi" bằng một câu chuyện nhẹ nhàng mà có ý đạo. 

Như chuyện Thầy Tư Lữ sau phần viết về đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, chuyện Bạc Liêu nhãn đầu mùa sau thiên Mẹ Nam Hải, chuyện Dấu chưn khất sĩ sau thiên khảo cứu về Phật giáo Khất sĩ Nam Bộ...

Và như vậy, chữ "Phật tính" dùng trong sách này không hàm nghĩa "bản nguyên của sự vật" hay "thực tại tối hậu của vạn hữu" mà người tu Phật ngộ ra nhờ công phu thiền định. 

Phật tính theo Trần Bảo Định chính là một tính từ tương tự như dân tộc tính, đảng tính, địa phương tính... nằm trong thuộc tính một cộng đồng, góp phần làm nên đặc thù và bản sắc văn hóa riêng của cộng đồng đó. 

Đây cũng chính là chiều sâu của một cộng đồng, một vùng đất mà với những gợi ý quan trọng của tác giả, những nhà nhân học, dân tộc học có thể tiếp tục tìm hiểu về đề tài Nam Bộ để có những công trình hữu ích tiếp theo.

Hiểu Phật: từ quán chiếu đến bình tâmHiểu Phật: từ quán chiếu đến bình tâm

TTO - Với người Việt Nam, tư tưởng Phật giáo hiện diện trong lời ăn tiếng nói hằng ngày, trong cách suy nghĩ và ứng xử, đối đãi nhân sinh thường nhật.

Xem thêm: mth.27084301172501202-gnod-gnoc-tom-auc-neiht-gnouh-uas-ueihc/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Chiều sâu hướng thiện của một cộng đồng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools