Cụ bà Jeanne Calment, người sống thọ nhất trên thế giới, qua đời năm 1997 khi được 122 tuổi - Ảnh: AP
Nhóm nghiên cứu đã dùng AI để phân tích thông tin liên quan đến sức khỏe và thể chất của hơn 500.000 tình nguyện viên. Nhóm kết luận là tuổi thọ con người phụ thuộc nhiều vào 2 yếu tố chính là tuổi sinh học và khả năng hồi phục.
Trong đó, tuổi sinh học có liên quan đến tình trạng căng thẳng, lối sống và bệnh tật. Khả năng hồi phục là tốc độ một người có thể quay trở lại trạng thái bình thường sau khi bị chấn thương hay bệnh tật.
Dựa vào 2 yếu tố trên và các xu hướng liên quan, nhóm nghiên cứu tính toán được cơ thể con người sẽ "hoàn toàn mất" khả năng hồi phục khi đã 120-150 tuổi. Điều này khiến người trong độ tuổi này không thể bình phục sau chấn thương hay bệnh tật nữa, theo nghiên cứu đăng ngày 25-5 trên tạp chí Nature Communications.
"Khi chúng ta già đi, cơ thể sẽ ngày càng cần nhiều thời gian hơn để bình phục", tác giả nghiên cứu Timothy V. Pyrkov cho biết.
Trong khi đó, giáo sư Andrei Gudkov, làm việc ở Trung tâm nghiên cứu ung thư toàn diện Roswell Park (New York, Mỹ) và hợp tác trong nghiên cứu trên, cho biết phát hiện trên là "một bước đột phá mới bởi vì nó xác định và phân tách vai trò của các yếu tố cơ bản trong tuổi thọ con người".
"Nó giải thích tại sao ngay cả phòng ngừa và điều trị hiệu quả các bệnh liên quan đến tuổi tác cũng chỉ có thể cải thiện tuổi thọ trung bình chứ không phải tuổi thọ tối đa của con người", ông Gudkov thêm.
Theo báo New York Post, cho tới nay người sống thọ nhất trên Trái đất là cụ bà Jeanne Calment, người đã qua đời năm 1997 khi thọ tới 122 tuổi.
TTO - Lần đầu tiên trong 60 năm, đặc khu Hong Kong chứng kiến mức sụt giảm dân số trong năm 2020: giảm 0,6% so với một năm trước đó.
Xem thêm: mth.18261020172501202-iout-051-iot-gnos-eht-oc-iougn-noc/nv.ertiout